TTLV: Quá trình tham gia của Nhật Bản trong hợp tác ASEAN+3 (1997-2016)

Thứ năm - 25/10/2018 22:03

1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Thúy Nga    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/06/1993

4. Nơi sinh: Tuyên Quang

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV Ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Quá trình tham gia của Nhật Bản trong hợp tác ASEAN+3 (1997-2016)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60 31 02 06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giảng viên khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

  •  Chỉ ra được bối cảnh Nhật Bản tham gia tiến trình hợp tác ASEAN+3; trong đó tập trung phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động mạnh mẽ tới quyết định này của Nhật Bản giai đoạn 1997- 2016.
  • Phản ánh được thực trạng tiến trình tham gia của Nhật Bản trong ASEAN +3 trên các phương diện chính trị - an ninh, kinh tế và một số lĩnh vực nổi bật khác như: văn hóa, giáo dục và môi trường.
  • Đánh giá một cách khách quan về những thành tựu và khó khăn của Nhật Bản khi tham gia hợp tác ASEAN+3; dự đoán triển vọng phát triển trong thời gian tới; đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng, hoạch định chính sách hợp tác với các nước ASEAN+3.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Đề tài luận văn về quá trình tham gia của Nhật Bản trong hợp tác ASEAN+3 có tính ứng dụng thực tiễn cao. Nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích những nội dung hợp tác giữa Nhật Bản với các nước trong ASEAN + 3 với mục đích đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Nhật Bản trước tình hình mới, xét cho cùng là đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới. Nghiên cứu sẽ cũng cấp thêm cho những độc giả muốn tìm hiểu thêm về ASEAN + 3 nói chung và quá trình tham gia của Nhật Bản trong cơ chế này nói riêng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trên cơ sở luận văn được bảo vệ thành công, tác giả sẽ phát triển theo hướng nghiên cứu những chính sách hợp tác của Nhật Bản với ASEAN+3 trong giai đoạn mới và so sánh các thành tựu nổi bật đã đạt được với các nước Đông Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, những đối tác quan trọng của tiến trình này. Nếu hướng nghiên cứu này thuận lợi, tác giả có thể chuyển thành đề tài luận án tiến sĩ.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Bui Thi Thuy Nga 

2. Sex: Female

3. Date of birth: 05th June, 1993 4. Place of birth: Tuyen Quang

5. Admission decision number: 3641 Dated 02nd November, 2016

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The participation process of Japan in ASEAN Plus Three Cooperation (1997-2016

8. Major: International Studies  

9. Code: 60 31 02 06

10. Supervisors: Ph.D.Nguyen Thi My Hanh, Faculty of International Studies, University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University.

11. Summary of the findings of the thesis:

- Pointing out the context of Japan's participation in the ASEAN Plus Three cooperation; including internal and external factors that strongly influence this decision of Japan from 1997 to 2016.

- Reflecting the practical process of Japan’s participation in ASEAN +3 in terms of politics, security, economy and several other outstanding areas such as culture, education and environment.

- Giving an objective assessment of Japan’s achievements and challenges when joining ASEAN Plus Three; predicting development prospects in the foreseeable future; learning valuable experience for Vietnam in building and orientating cooperation policies with ASEAN + 3 countries.

12. Practical applicability, if any:

The practical application of the thesis is highly promising. The thesis focused primarily on the cooperation between Japan and ASEAN +3 countries in order to evaluate the advantages and disadvantages of Japan in the new period, which, after all, would provide valuable experience for Vietnam during the process of regional and world integration. The thesis should offer more information to readers interested in studying ASEAN Plus Three in general and the participation process of Japan in particular.

13. Further research directions, if any:

Following the thesis, the author will continue the  study about Japan's cooperation policies with ASEAN +3 in the new period and comparing the recognized outstanding achievements with other East Asian countries such as China, Korea and other significant partners of this cooperation. In case it is favorable, the author may apply for PhD on the same topic.

14. Thesis-related publications: None

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây