Thông tin luận văn "Xu thế phát triển của Phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Tuổi trẻ Online và Viettel Radio)" của HVCH Phạm Thị Huệ, chuyên ngành Báo chí học.
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Huệ
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/10/1987
4. Nơi sinh: Cấp Tiến, Tiên Lãng, Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/ QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Xu thế phát triển của Phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Tuổi trẻ Online và Viettel Radio)
8. Chuyên ngành: Báo chí học. Mã số: 60 32 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hương, Trưởng khoa, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đưa đến một cái nhìn tổng quan về nền công nghiệp phát thanh Việt Nam hiện nay. Trong đó, phát thanh truyền thống đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn khi mà các loại hình báo chí cạnh tranh nhau ngày càng khốc liệt. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, phát thanh buộc phải tìm lối đi riêng cho mình và sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức phát thanh phi truyền thống là một xu hướng tất yếu. Bên cạnh những thuận lợi sẵn có, luận văn còn nêu lên những thách thức của phát thanh phi truyền thống trong xã hội hiện đại.
Luận văn đi sâu nghiên cứu 2 hình thức phát thanh phi truyền thống là phát thanh Internet và phát thanh trên di động thông qua khảo sát Tuổi trẻ Radio và Viettel Radio, chỉ ra những điểm khác nhau căn bản với phát thanh truyền thống, thế mạnh vượt trội của các hình thức phát thanh mới này. Luận văn so sánh, đối chiếu để thấy điểm giống và khác nhau trong quy trình sản xuất, kết cấu chương trình, đối tượng công chúng… của phát thanh Internet và phát thanh trên di động, từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế, đặc trưng riêng của từng phương thức, đánh giá được giá trị của nó đối với người làm báo và giới truyền thông phát thanh Việt Nam.
Tác giả luận văn cũng bước đầu đề xuất những cách thức và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các phương thức phát thanh phi truyền thống.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn là tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về báo chí – truyền thông nhất là nghiên cứu về phát thanh nói chung và phát thanh phi truyền thống nói riêng.
Vận dụng một số kiến nghị, giải pháp được tác giả luận văn trình bày, góp phần phát triển Tuổi trẻ radio và Viettel radio cũng như đẩy mạnh các phương thức phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Thi Hue 2. Sex: Female
3. Date of birth: 10/10/1987 4. Place of birth: Cap Tien, Tien Lang, Hai Phong
5. Admission decision number: 1528/QD-XHNV-KH&SDH Dated 14/10/2009 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Developing tendency of Nontraditional Broadcasting in Vietnam (cases of Tuoi Tre Online and Viettel Radio)
8. Major: Journalism 9. Code: 60 32 01
10. Supervisors: Dr. Dang Thi Thu Huong, Head of Faculty of Journalism and Communications, of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has led to an overview of the Vietnamese broadcasting industry today. In particular, the traditional broadcasting has confronted with great challenges while a variety of information has competed to each other more and more fiercely. For continuous existence and development, broadcasting is subject to find its own way and the strong growth of nontraditional forms of broadcasting is an inevitable trend. Apart from available advantages, the thesis has also highlighted the challenges of nontraditional broadcasting in modern society.
The thesis has gone into the details of researching 2 forms of nontraditional broadcasting; i.e., Internet broadcasting and mobile broadcasting via Tuoi tre Radio and Viettel Radio, identified the fundamental differences between nontraditional broadcasting and traditional one, and outstanding advantages of these new forms of broadcasting. Moreover, the thesis has compared Internet broadcasting with mobile broadcasting to indicate their similarities and differences in terms of the process of production, program structure, public objects, etc…, and then strengths, weaknesses and characteristics of each form, evaluated their values for journalists and the Vietnamese communication and broadcasting circles.
Initially, the author also recommend some methods and solutions to improve effects of nontraditional broadcasting system.
12. Practical applicability, if any:
The thesis is a reference for institutes in training and researching communication – information, espacially broadcasting research in general and nontraditional broadcasting in particular.
Apply a number of recommendations and solutions presented by the author in order to contribute to Tuoi Tre radio and Viettel radio as well as promote development of nontraditional broadcasting in Vietnam.