TTLV: Chữ Nôm và tiếng Việt trong Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập

Thứ tư - 05/12/2012 10:10
Thông tin luận văn "Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt trong văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập" của HVCH Hoàng Tịnh Thuỷ, chuyên ngành Hán Nôm.
Thông tin luận văn "Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt trong văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập" của HVCH Hoàng Tịnh Thuỷ, chuyên ngành Hán Nôm. 1. Họ và tên học viên: Hoàng Tịnh Thuỷ 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 26/11/1985 4. Nơi sinh: Đà Nẵng 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt trong văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập. 8. Chuyên ngành: Hán Nôm. Mã số: 60 22 40 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lã Minh Hằng, Cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Là một nhà thơ, nhà văn hoá mẫu mực của thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu. Thơ Nôm của ông được xem là sự cầu nối giữa thơ Nguyễn Trãi và hệ thống thơ quốc âm sau này, mà trong đó nổi bật hơn cả là tập thơ Nôm Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập. Tuy tác phẩm chứa dung lượng chữ Nôm không lớn, nhưng trong đó vẫn lưu giữ khá nhiều lượng mã chữ Nôm cổ hay như nhiều dấu tích tiếng Việt cổ mang giá trị cao. Chính vì thế, luận văn này trước hết sẽ đem lại một cái nhìn tổng quan về tác phẩm Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, làm rõ hơn vấn đề niên đại của tác phẩm, sau đó dựa trên bảng thống kê phân loại chữ Nôm theo các tiêu chí về hình thể – âm đọc – ý nghĩa của các chữ Nôm để làm rõ tính chất và diện mạo của chữ Nôm trong văn bản. Ngoài ra luận văn cũng sẽ đưa ra các số lượng thống kê từ vựng để giúp chúng ta hình dung rõ hơn về mối quan hệ lịch sử giữa chữ Nôm và tiếng Việt trong một tác phẩm cụ thể ở một thời điểm mà tác phẩm ra đời. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để các nhà nghiên cứu có thể sử dụng để tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những kết quả rút ra từ việc phiên âm, chú thích cũng như việc khảo sát chữ Nôm trong văn bản sẽ là công việc hữu ích đối với quá trình nghiên cứu lịch sử chữ Nôm và Tiếng Việt. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ luận văn Thạc sĩ, đề tài này sẽ có thể phát triển xây dựng thành luận án tiến sĩ, với sự nỗ lực của cá nhân và sự giúp đỡ của các giáo sư, thầy giáo và các đối tác.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Hoang Tinh Thuy 2. Gender: Female 3. Date of birth: 26/11/1985 4. Place of birth: Da Nang 5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH on 24th October 2008 by the President of the University of Social Studies and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 6. Changes in the academic process: None 7. Thesis title: A study on the Nom characters and Vietnamese language in Nguyen Binh Khiem’s anthology of poems. 8. Major: Han - Nom Code: 60 22 40 9. Supervisor: La Minh Hang, PhD., Researcher of the Institute of Han – Nom Studies, Hanoi. 10. Summary of thesis findings: The works by Nguyen Binh Khiem, a salient scholar and poet of the 16th century, have always been an interesting topic of discussion of the academia. His poems in Nom are considered the bridge between Nguyen Trai’s poems and later compositions in the national language, and the most outstanding work is Nguyen Binh Khiem’s anthology of poems. Nom characters are not dominant in his works; still they preserve highly valuable ancient Nom codes and numerous traces of ancient Vietnamese. From that perspective, this thesis first and foremost provides an overall picture of Nguyen Binh Khiem’s anthology of poems, clarifies its time and age, and, from the categorization of Nom based on its morphology, phonology and semantics, give an insight into the attributes of Nom in contexts. In addition, the thesis indicates statistics on lexicology in order to illustrate the historical relation between Nom and Vietnamese in a specific work in the time that it was created. The thesis will thus serve as an important document for further development of related studies by concerned researchers. 11. Applicability: Findings from the transcription, explanation and analysis of Nom characters in contexts will make contributions to studies on the history of Nom and Vietnamese. 12. Further research directions: On the basis of research findings at master level, the topic could be further developed and upgraded to a doctoral study, with individual efforts of the candidate and thanks to supports of professors, teachers and other stakeholders.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây