TTLV: Độ chênh giữa nhận thức và hành vi: một phân tích về sử dụng BCS

Chủ nhật - 09/12/2012 10:25
Thông tin luận văn "Độ chênh giữa nhận thức và hành vi: một phân tích về sử dụng bao cao su của phụ nữ mại dâm (qua phân tích số liệu gốc của dự án Phòng lây nhiễm HIV tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam)" của HVCH Nguyễn Kim Oanh, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Độ chênh giữa nhận thức và hành vi: một phân tích về sử dụng bao cao su của phụ nữ mại dâm (qua phân tích số liệu gốc của dự án Phòng lây nhiễm HIV tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam)" của HVCH Nguyễn Kim Oanh, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Kim Oanh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 05/11/1983 4. Nơi sinh: Ứng Hòa, Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận văn: Độ chênh giữa nhận thức và hành vi: một phân tích về sử dụng bao cao su của phụ nữ mại dâm (qua phân tích số liệu gốc của dự án Phòng lây nhiễm HIV tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam) 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh – Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Đại dịch HIV/AIDS đã thực sự trở thành mối hiểm họa đối với cả loài người. Tính đến nay, nhân loại đương đầu với HIV/AIDS đã ba thập kỷ. Việt Nam là một trong nhiều nước của khu vực Đông Nam Á có dịch HIV phát triển mạnh. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn tập trung ở các đối tượng có nguy cơ cao là tiêm chích ma tuý và phụ nữ mại dâm (PNMD). Đây là nhóm “bắc cầu” đặc biệt có thể làm cho tình trạng lây lan HIV ra cộng đồng trở nên nhanh hơn qua quan hệ tình dục (QHTD) với khách làng chơi. Theo các nhà nghiên cứu thì việc dùng bao cao su đúng cách là chiến lược hiệu quả nhất để ngăn sự truyền nhiễm của HIV và các bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy tỷ lệ sử dụng bao cao su (BCS) trong các lần quan hệ của phụ nữ mại dâm (PNMD) trong những năm gần đây có tăng nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức 50 – 56%. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức và hành vi của nhóm đối tượng PNMD trong việc sử dụng BCS phòng chống HIV/AIDS là vấn đề cấp thiết để từ đó có những biện pháp nâng cao nhận thức cũng như ý thức sử dụng BCS của nhóm PNMD này. Dựa vào một phần số liệu gốc thu được từ cuộc điều tra “Đánh giá kết thúc dự án Phòng lây nhiễm HIV tại 7 tình/thành phố Việt Nam” do Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế thực hiện, tác giả đã phân tích độ chênh giữa nhận thức và hành vi sử dụng BCS của PNMD trong những lần QHTD gần đây nhất, trong 1 tháng qua và trong 6 tháng qua. Độ chênh này được phân tích bằng cách xét tương quan giữa nhận thức và hành vi sử dụng BCS của PNMD. Kết quả cho thấy: giữa nhận thức và hành vi dụng BCS của PNMD cũng có độ chênh nhất định. So với nhóm PNMD có kiến thức đúng thì nguy cơ không sử dụng BCS tại các thời điểm 1 tháng và 6 tháng qua ở PNMD có kiến thức không đúng cao hơn đều có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, mặc dù có kiến thức tốt nhưng vẫn có từ 10-20% PNMD có hành vi không như mong đợi. Có rất nhiều yếu tố cản trở hành vi sử dụng BCS của PNMD như do PNMD có quan niệm sai lầm về lây truyền HIV/AIDS, nhận thức hạn chế về nguy cơ nhiễm HIV của bản thân và ở nhóm khách hàng, nguyên nhân từ phía khách hàng, do PNMD thiếu kỹ năng thuyết phục khách hàng, nỗi lo sợ bị mất người yêu hay bạn tình thường xuyên, hoặc do BCS không có sẵn... Dựa trên các kết quả phân tích, đề tài cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm làm tăng ý thức sử dụng BCS của PNMD.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Kim Oanh Sex: female 3. Date of birth: 05/11/1983 4. Place of birth: Unghoa, Hanoi 5. Admission decision number: 2551/2007/QD-XHNV-KH Dated on November 2nd 2007 by the Headmaster of Hanoi National University of Humanity and Social Science. 6. Changes in academic process: no change 7. Official thesis title: Disparity between knowledge and behaviour: A analysis in condom use among female sex workers (through analysis of original data on the HIV prevention project in seven provinces/cities of Vietnam) 8. Major: Sociology 9. Code: 60.31.30 10. Supervisors: Assoc. Prof. Hoang Ba Thinh, Ph.D, Sociology Faculty - College of Social Sciences and Humanities. 11. Summary of the findings of the thesis: The HIV/AIDS has really become a threat to all humanity. Up to now, mankind has been dealed with HIV/AIDS for three decades. Vietnam is one of several countries of Southeast Asia with developed HIV pandemic. The HIV / AIDS in Vietnam is still concentrated in high-risk subjects are injecting drug users and female sex workers (FSWs). This is a special "bridging" group that can make the spread of HIV to the general population become faster through having sex with clients. According to the researchers, the proper use of condoms is the most effective strategy to prevent the spread of HIV and other sexually transmitted diseases. However, the fact that the rate of condom use when having sex among FSWs in recent years has increased but still stopped at 50-56%. Therefore, the study of knowledge and behavior of FSWs on use condoms for HIV/AIDS prevention is a critical issue so that there are measures to raise awareness and sense of condom use among FSWs. Based on part of original data obtained from the survey "Final evaluation of HIV prevention project in seven provinces/cities of Vietnam" implemented by the Vietnam Administration of HIV/AIDS Control​​, author of the thesis analyzed the disparity between knowledge and behavior of FSWs on condom use during sexual encounters in the most recently, in one last month and last 6 months. The disparity is analyzed by considering the relationship between knowledge and behavior of FSWs on condom use. The result showed that: there was a certain difference between knowledge and behavior of FSWs on condom use. Compared with women sex workers with correct knowledge, the risk of not using condoms at the time of one last month and last 6 months in FSWs with wrong knowledge was statistically significant higher. In addition, although having good knowledge but still 10-20% of FSWs had unexpected behavior. There were many factors that hindered condom use behavior of FSWs such as misconceptions about HIV/AIDS, limited awareness of their own risk of HIV infection and clients, causes from the client side, lack of skills to persuade clients, fear of losing lover or regular partners, or condom was not available ... Based on the results of the analysis, the thesis also made​​recommendations to increase condom use consciousness amongs FSWs.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây