TTLV: Hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ trong quá trình đô thị hóa miền núi (Trường hợp ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)

Thứ tư - 28/10/2015 00:02

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bùi Minh Hào                               

2. Giới tính: Nam.

3. Ngày sinh: 02/08/1986

4. Nơi sinh: Tỉnh Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06/08/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ trong quá trình đô thị hóa miền núi (Trường hợp ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).

8. Chuyên ngành: Dân tộc học                        Mã số: 60.31.03.10

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trường Giang, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong nhiều năm qua, dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở miền núi, người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) đang diễn ra sự biến đổi kinh tế-xã hội mang tính chất bước ngoặt từ nền kinh tế truyền tự cung tự cấp, khép kín sang nền kinh tế hàng hóa có yếu tố thị trường chi phối. Hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ ở Tả Phìn diễn ra trên các phương diện: sản xuất hàng hóa, trao đổi và buôn bán hàng hóa, kinh doanh các dịch vụ nhỏ và dịch vụ du lịch. Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã tác động toàn diện và sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng người Dao Đỏ ở đây. Một mặt, sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đưa con người tiếp cận với lối sống hiện đại nhanh hơn. Mặt khác, kinh tế hàng hóa phát triển cũng có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, văn hóa truyền thống của chính họ.

Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu về hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn. Luận văn tập trung vào việc trình bày quá trình đô thị hóa ở Sa Pa và tác động của nó đến cộng đồng người Dao Đỏ ở Tả Phìn. Trình bày quá trình chuyển đổi kinh tế của người Dao từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa. Đặc biệt đi sâu vào phân tích các hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao ở Tả Phìn hiện nay và các yếu tố tác động đến các hoạt động đó. Bên cạnh đó, luận văn cũng đi vào phân tích các hệ quả của sự phát triển kinh tế hàng hóa đối với cộng đồng người Dao ở Tả Phìn.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Từ luận văn, có thể nghiên cứu và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hàng hóa và đào tạo nhân lực ở địa bàn nghiên cứu.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc, điều tra và phân tích định lượng có thể chuyển lên làm luận án tiến sĩ hoặc xuất bản công trình nghiên cứu.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

1. Từ truyền thống đến thị trường: Sự chuyển đổi kinh tế của người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội. Số 392, tháng 8/2015.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Bui Minh Hao.                                 2. Sex: Male

3. Date of birth: August 02, 1986.                         4. Place of  birth: Nghe An

5. Admission decision number: 1503/2012 /QĐ-XHNV-SĐH. Dated August 06, 2012, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Commercial economy activities of the Red Dao ethnic in the urbanised process at mountainous area (case study in Sa Xeng village, Ta Phin commune, Sapa district, Lao Cai province)

8. Major: Ethnology;                                             9. Code: 60.31.03.10

10. Supervisors: Dr. Nguyen Truong Giang, Anthropology Falcuty, University of Social Sciences and Humaninties, Vietnam National University (Hanoi)

11. Summary of the findings of the thesis:

Over recent years, under pressure of urbanised process in mountainous area, the red Dao ethnic community has experienced a socio-econimic significant change which have turned the closed and self-sufficient economy into the market economy. The commercial economy activities of the red Dao ethinic concludes some main types such as good production, good exchange and provision of small and touring services. These change have effected totally and seriously on cultural and socio-economic activities of the red Dao ethnic community. On the one hand, development of commercial economy has improved living conditions of people and helped them to access more easily with the modern lifestyle. On the other hand, the emergence of commercial economy have made some disadvantages for reserving their traditional practices.

This thesis is a result of research process about commercial economy activities of the the red Dao ethnic community in Ta Phin commune, Sapa district, Lao Cai province. Thesis focus on the urbanised process and its effects on the life of involved community. It analyses the transformational process of the Dao ethnic from the self-sufficient economy to the commercial economy, especially their commercial economy activities and caused factors. Besides, thesis also analyses consequences of commercial economy development of the Dao ethnic community in Ta Phin commune, Sapa district, Lao Cai province.

12. Practical applicability, if any:

Thesis provide a scientific base to research and build forms of commercial economy development as well as to train human power at research local.

13. Further research directions, if any:  

Continue to research at deeper level about the transformational process of commercial economy of the Red Dao ethnic in contemporary context.

14. Thesis-related publications:

1.  From tradition to market: the transformational economy of the Red Dao ethinic  in Ta Phin commune, Sapa district, Lao Cai province (The journal of social science information, No 392, August, 2015).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây