TTLV: Thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội

Thứ hai - 30/11/2015 20:51

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hà Thị Quỳnh Chi   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/10/1989                                       

4. Nơi sinh: Đông Triều, Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội

8. Chuyên ngành: Tâm lí học                                Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thanh Nga, trường Đại học Luật Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Theo kết quả khảo sát thực tiễn, thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông (THPT) không mạnh mẽ, không ổn định và không rõ ràng.

Hầu hết học sinh THPT đã nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa của môn Lịch sử, đã xác định được mục đích rõ ràng cho bản thân khi học tập môn học này. Tuy nhiên, nhận thức của học sinh về sự cần thiết của các nội dung môn học lại chưa đúng đắn và vẫn có một bộ phận học sinh học môn Lịch sử chỉ để hoàn thành chương trình giáo dục ở trường.

Phần đông học sinh THPT ít thích thú với môn Lịch sử và chỉ thỉnh thoảng mới chờ mong tới giờ học môn này. Học sinh cũng tỏ ra ít hài lòng với các điều kiện học tập môn Lịch sử, nhất là với nội dung môn học.

Có thể nói số lượng học sinh THPT chủ động, tích cực một cách tự giác với môn học này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ còn hầu hết học sinh tỏ ra tích cực là do sự quy định chặt chẽ của nội quy, quy chế của nhà trường.

Nhận thức về sự cần thiết của môn Lịch sử và mức độ thể hiện các hành vi học tập ở trên lớp có sự khác nhau giữa học sinh nam và học sinh nữ.

Thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh THPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng mạnh nhất là ảnh hưởng từ yếu tố nội dung chương trình môn học, tiếp đến là yếu tố phương pháp giảng dạy của giáo viên, yếu tố động cơ học tập, yếu tố thói quen và năng lực tự học của bản thân học sinh; sau đó mới là sự ảnh hưởng của các yếu tố khác.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định giáo dục, giáo viên dạy bộ môn Lịch sử,…góp phần nâng cao thái độ học tập, bồi dưỡng ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập môn học này của học sinh THPT.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có thể sẽ nghiên cứu những thay đổi về thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh THPT sau khi tiến hành thay sách giáo khoa năm 2018.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ha Thi Quynh Chi                           2. Sex: Female

3. Date of birth: October 2nd, 1989                       4. Place of  birth: Dong Trieu, Quang Ninh

5. Admission decision number: Decisio no. 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30th, 2013 of the principal of the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University Hanoi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The attitude of high school students at Hanoi towards History

8. Major: Psychology                                           Code: 60.31.04.01

9. Supervisors: A. Prof. Ph.D. Dang Thanh Nga, Hanoi Law University

10. Summary of the findings of the thesis:

According to the result of my recently actual survey, the attitude of high school students to historic learning is weak, unstable and unclear. Almost high school students could be awareness of the necessity of learning History and determined obviously their learning purpose. However, the conception of high school students about the necessity of History is not explicit. A number of students learn this subject just to complete their obligatory curriculum in high school.

Most of the students are not interested in  historic learning and from time to time they wait to learn this subject. They are not virtually satisfied with present methods of teaching, first and foremost contents of this subject.

It could be said that the number of high school students learns actively, positively and have self-awareness about History only make up a very small proportion. Besides, most high school students show their positive learning attitude because of strict rules and regulations in their high  school.

There is a difference between schoolboys and schoolgirls in awareness of necessity of History and the level of expressing their behavior in class.

The attitude of high school students to historic learning is affected by a lot of factors, but the strongest factor is the contents of subject, the next one is teaching method and then is students’ learning motivation, habits as well as their self-education. The last but not least, there is a existence  of other factors that also influence in the students’ attitude of learning History.

11. Practical applicability, if any:

The result of thesis research is considered to be an useful reference source, especially for education planners, history teachers... with the aim to raise learning attitude of students, improve their knowledge related to history and foster their interests in learning history.

12. Further research directions, if any:

In case available conditions and time we will continue research the change of attitude learning history of high school students after the new History textbook is published by Vietnam Ministry of Education and Training in 2018.                                                                             

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây