TTLV: Nghề gia công kim khí làng Vĩnh Lộc (Phùng Xá - Thạch Thất - Hà Nội): Lịch sử và Biến đổi

Thứ năm - 03/12/2015 20:33

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đinh Thị Sự 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: Ngày 10 tháng 2 năm 1989

4. Nơi sinh: Xã Minh Quang - Huyện Ba Vì - TP. Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Nghề gia công kim khí làng Vĩnh Lộc (Phùng Xá - Thạch Thất - Hà Nội): Lịch sử và Biến đổi

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt nam                             Mã số: 60.22.03.13

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thùy Lan - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở đối chiếu, tổng hợp, phân tích và nghiên cứu các tài liệu tham khảo, các tư liệu khảo sát thực tế, luận văn được hoàn thành sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ về lịch sử và sự biến đổi làng nghề gia công kim khí làng ở Vĩnh Lộc và toàn xã Phùng Xá nói chung. Các vấn đề đã được tìm hiểu làm ró đó là: thời gian ra đời, tên gọi của làng nghề, quá trình phát triển qua các thời kỳ, những biến đổi qua thời gian… Qua đó, luận văn đã phác họa lên lịch sử hình thành - quá trình phát triển của làng nghề gia công kim khí ở làng Vĩnh Lộc, vai trò và những biến đổi nghề gia công kim khí với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn cung cấp cứ liệu khoa học lịch sử, góp phần đánh giá được giá trị của làng nghề Vĩnh Lộc truyền thống và hiện đại. Qua đó, các nhà quản lý địa phương có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân làng Vĩnh Lộc nói riêng, khu vực Phùng Xá, Hà Tây (cũ) nói chung trong bài toán giữa truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát triển.

Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các học viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu quan tâm đến lịch sử địa phương, làng nghề Vĩnh Lộc - Phùng Xá nói riêng, vấn đề thủ công nghiệp Việt Nam trong lịch sử và đương đại nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu tìm hiểu sâu về những vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội đặt ra và hướng giải quyết những khó khăn trong làng nghề cụm khu công nghiệp cơ khí hóa Vĩnh Lộc;

- Mở rộng địa bàn nghiên cứu, bổ sung thêm các nghiên cứu trường hợp khác, để có thể hình thành bức tranh tổng thể về lịch sử và biến đổi của các làng nghề thủ công vùng đất Hà Tây (cũ) nói chung.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Dinh Thi Su                                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 10 February 1989                     4. Place of birth: Ba Vi District, Hanoi

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, dated 30th December 2013 by President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Metallurgy Crafts at Vĩnh Lộc Village (Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội): History and Change

8. Major: History of Vietnam                             Code: 60.22.03.13

9. Supervisors: Do Thi Thuy Lan, PhD. in History

10. Summary of the findings of the thesis:

On the basis of comparison, aggregation, analyzing and study different sources of materials, including fieldwork data, the thesis will be the first full study of the history and variability change of the metallurgy craftsat Vinh Loc village in particular, and Phung Xa commune in general. The solved problem arethe time of estabishment, the name of the village, the development over the periods, and the change over time... Thereby, the thesissketches the historical establishment, the development process of metallurgy craft at Vinh Loc village, and changes in metal machining and its role and impacts on with economic life, culture and society, especially in the contemporary period.

11. Practical applicability, if any:

Thesis provides historical scientific data and contribute to assess the value of Vinh Loc village in tradition and modernity. Thereby, the local managers can find their consultation for strategic economic development, social and cultural issues at Vinh Loc village in particular, Phung Xa, old Ha Tay area generally in the problem between tradition and modernity, conservation and development.

The thesis will be a useful reference for students and researchers interested in local history and the village of Vinh Loc - Phung Xa particularly, in the issue of Vietnam handicraft in history and contemporary perspectives in general.

12. Further research directions, if any:

- Further study on the economic - cultural - social problems raised by the developments and transformation of the metallurgy crafts at Vinh Loc and the solutions;

- Expanding the study area, adding other case studies, in order to form an overall picture of the history and transformation of the craft villages of Ha Tay lands (former) in general.

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây