TTLV: Công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhóm đồng tính nam nòng cốt trong tiếp cận đồng đẳng (Nghiên cứu trường hợp tại Câu lạc bộ Chúng tôi là sinh viên - Hà Nội)

Thứ năm - 03/12/2015 20:26

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Minh Thu

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/08/1990                                               

4. Nơi sinh: Hà Tây

5. Quyết định công nhận học viên cao học số:  1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06 tháng 08 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không  

7. Tên đề tài luận văn: “Công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhóm đồng tính nam nòng cốt trong tiếp cận đồng đẳng (Nghiên cứu trường hợp tại Câu lạc bộ Chúng tôi là sinh viên - Hà Nội)”.

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                        Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Hồng Thái - Uỷ ban nhân dân xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nội dung chính của luận văn được tác giả chia làm 3 chương.

Chương 1 cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu kỹ năng giao tiếp cho nhóm đồng tính nam nòng cốt trong tiếp cận đồng đẳng, Đồng thời trong chương 1 cũng chỉ rõ các thuyết nền tảng được ứng dụng trong đề tài như thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết tự đánh giá bản thân của Rosenberg. Ngoài ra phần lí thuyết của đề tài đề cập đến đặc điểm của địa bàn nghiên cứu là câu lạc bộ chúng tôi là sinh viên Hà Nội

Chương 2 sử dụng phối, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu đối với tiếp cận viên của câu lạc bộ; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Các phương pháp này đã bổ sung kết quả nghiên cứu cho nhau ở nhiều góc độ. Do đó để thực hiện các phương pháp có hiệu quả đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải thực hiện từng phương pháp theo một quy trình tổ chức chặt chẽ. Bên cạnh đó các số liệu được xử lí theo phương pháp định lượng và định tính nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu và kết luận đầy đủ tin cậy, có giá trị về mặt khoa học.

Chương 3 của luận văn tập trung vào việc xây dựng một mô hình nhóm về nâng cao kỹ năng lắng nghe và kỹ năng nói lời thấu cảm khi khách hàng có cảm xúc âm tính. Đây là hai nhóm kỹ năng có điểm trung bình đánh giá thấp nhất trong tổng số 6 nhóm kỹ năng.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và mô hình tập huấn ở chương 3, luận văn hoàn toàn có tính ứng dụng trong thực tiễn nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho nhóm, giúp các thành viên nhóm tự tin và có kỹ năng tốt hơn để thực hiện các hoạt động truyền thông hay tiếp cận cộng đồng, giúp đỡ cho các đối tượng đồng tính nam là khách hàng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động truyền thông và tư vấn của nhóm đồng tính nam tại Câu lạc bộ chúng tôi là sinh viên Hà Nội, đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, tư vấn và chăm sóc khách hàng của Câu lạc bộ.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Minh Thu               2. Sex: Female

3. Date of birth: 01/08/1990                          4. Place of  birth: Thach That – Ha Noi

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH the University of social Sciences and Humanities, the Headmasters of HaNoi National University Dated: 06/08/2012

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Social Working in improving communication skill for gay comunity. (As the result of the research in We are Hanoi Students club)

8. Major: Faculty of Social Work                   Code: 60.90.01.01

9. Supervisors: Doctor. Bui Thi Hong Thai (psychology Faculty of HaNoi National University)

10. Summary of the findings of the thesis:

The contents are devided in three chapters:

Chapter 1: Giving the background for the theories and reality of researching commnmunication skills for gay community. And point out the applicative theories such as the Need-Maslow, the Self Evaluation- Rosenberg. Beside, the theory mentions the researching place of We are Hanoi Students club.

Chapter 2: Combining many research methods such as Observing, Conducting Public Opinion poll, Club members Interview,  Discussing in groups and Data handling with Mathematical Statistics method. These methods supports the results to each otber. Therefore, it's compulsory in a serious process to ensure the effectiveness as well as having a reliable researching result with scientific values.

Chapter 3: Focusing on creating group model in improving listening and sympathy ability to nagative emotional people. These are the two lowest mark in evaluating point of 6 skill groups. 

11. Practical applicability, if any:

Basing on the researching result and practicing model in Chapter 3, the essay completely has the high applied ability in improving communication skill for gay groups, helping them feel more confident to proceed the media activities or engaging the social community with gay community through those activities.

12. Further research directions, if any:

The effectiveness of media activities and the consultation of gay group in We are Hanoi students. Give out the solution for improving media activities as well as consulting and taking care of the club's target customers. 

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây