TTLV: 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)

Thứ năm - 05/07/2018 23:10

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Hồng Việt                                       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 27/07/1993

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV ngày 18/08/2016 được ký bởi Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận văn: 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế              Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thành Nam - Cơ quan công tác: Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Để góp phần tìm hiểu thêm về quá trình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, luận văn “ 15 năm thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)” đã hệ thống hóa những số liệu hợp tác nổi bật trong quan hệ thương mại song phương và hợp tác đầu tư giữa hai bên. Trên cơ sở pháp lý và tình hình kinh tế thế giới thời gian đó, luận văn đã tiến hành phân tích tình hình hợp tác kinh tế của khu vực ASEAN và Trung Quốc trong 15 năm qua. Từ đó chỉ ra những hiệu quả và khó khăn khi hai bên tiến hành hợp tác kinh tế toàn diện.

Dựa trên những phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thu thập được, luận văn đã nêu được ba hiệu quả trong 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực thương mại song phương, hợp tác đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế; ba khó khăn trong quá trình hợp tác kinh tế toàn diện và ba thách thức của hai bên khi các nước lớn cũng đang thúc đẩy phát triển hợp tác với khu vực ASEAN. Muốn thúc đẩy và phát triển hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN, ngoài việc phát huy những lợi thế có sẵn và tiếp tục phát huy các thành tựu hai bên đã đạt được, Trung Quốc và ASEAN cần phải thực hiện việc đổi mới nhằm cải thiện những mặt hạn chế, yếu kém, đồng thời phải biết tận dụng những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của hợp tác song phương trong thời gian tới.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Tài liệu có giá trị tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đề tài có thể là nền tảng cho các hướng nghiên cứu tiếp theo về hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực ASEAN.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Trần Đình Thiên (2005),  Liên kết ASEAN: Kinh tế và triển vọng, NXB Thế giới

Trương Hằng Tuấn, Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN, Nhà xuất bản nhân dân Giang Tây

Vu Cẩn (2007), Kết cấu quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN sau chiến tranh Lạnh, Luận văn Thạc sỹ, Học viện quan hệ quốc tế

PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ, Trần Xuân Hiệp và Đàm Huy Hoàng (2016), 25 năm quan hệ ASEAN – Trung Quốc: quá trình, thành tựu và vấn đề, Nhà xuất bản Thế giới

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Hong Viet                           2. Sex: Female

3. Date of birth: 27/07/1993                                   4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV dated 18 August 2016 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Ha Noi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: 15 years into the cooperative relations between China and Asean (2002-2017)

8. Major: International Relations                             Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Assoc. Prof. PhD Bui Thanh Nam lecturer at University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Ha Noi

10. Summary of the findings of the thesis:

To further understand about the collaboration between China and Asean, this thesis named “15 years into the cooperative relations between China and Asean (2002-2017)” had systematized all the highlighted data related to the economic relations and investment between two parties. Based on the legal basic and economic situation during that period, this thesis had analysed the economic relations between ASEAN and China over the last 15 years in order to indicate the positive outcomes as well as challenges since the two parties carried out their comprehensive economic cooperation. With the help from methods of analyzing, synthesizing, and comparing data, this thesis had specified three positive outcomes after 15 years of economic cooperation on bilateral trade, investment and international economic integration. Besides, there were also three difficulties during the process of comprehensive economic cooperation and three challenges that the two parties had to face because of other powerful countries’ interest on developing partnership with ASEAN. In order to promote and develop the comprehensive economic cooperation between China and ASEAN, along with promoting the available advantages and achievements, China and ASEAN need to reform in order to limit the weaknesses as well as make use of opportunities to further develop the bilateral cooperation in the future.

11. Practical applicability:

This thesis can be applied in practice and a reference for anyone who is interested in this issue

12. Further research directions:

Within the framework of a master's thesis, the subject focuses on a certain area of research. However, the topic may be the foundation for further research on the cooperative relations between China and Asean

13. Thesis-related publications:

Tran Dinh Thien (2005), Connecting ASEAN: Economic and prospects, World Publisher

Yu Jin (2007), Structure of China-ASEAN economic relations after the Cold War, Master thesis, Institute of International Relations

Zhang Heng Jun, Economic partnership of China- ASEAN, Giang Tay People Publisher

Nguyen Thu My, Tran Xuan Hiep, Dam Huy Hoang (2016), 25 years of ASEAN-China partnership, World Publisher

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây