TTLV: Yếu tố Hồi giáo trong quan hệ giữa Mỹ và Indonesia giai đoạn 2001-2016

Thứ tư - 11/07/2018 22:39

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trịnh Thị Thùy Vân            

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/12/1978

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV-ĐT ngày 18/08/2016 được k‎ý bởi Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.

7. Tên đề tài luận văn: Yếu tố Hồi giáo trong quan hệ giữa Mỹ và Indonesia giai đoạn 2001-2016

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                   Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, công tác tại Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã nghiên cứu và làm rõ ba nội dung chính: Đặc điểm Hồi giáo ở Indonesia và chính sách của Mỹ đối với Hồi giáo giai đoạn 2001-2016; Những vấn đề liên quan đến Hồi giáo trong quan hệ Mỹ - Indonesia giai đoạn 2001-2016; Xu hướng chính sách của Mỹ đối với Hồi giáo và tác động của nó đối với quan hệ Mỹ - Indonesia cũng như đối với quan hệ quốc tế.

Trên cơ sở khái quát đặc điểm Hồi giáo ở Indonesia và chính sách của Mỹ đối với Hồi giáo giai đoạn 2001-2016, luận văn đã tập trung nghiên cứu các chính sách của Mỹ đối với Hồi giáo ở Indonesia giai đoạn 2001-2016, nhất là chủ trương của Mỹ trong việc xây dựng quan hệ với Indonesia để làm hình mẫu cho quan hệ giữa Mỹ với các nước Hồi giáo và các hoạt động hợp tác song phương liên quan đến chống khủng bố cũng như hợp tác giáo dục Hồi giáo nhằm giảm thiểu tính cực đoan trong Hồi giáo ở Indonesia. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đề cập đến xu hướng chính sách Hồi giáo của Tổng thống Donald Trump sau hơn một năm cầm quyền và phản ứng của các nước cũng như của Indonesia để từ đó đánh giá những tác động của các chính sách trên đối với các mối quan hệ quốc tế.

Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về chính sách chống khủng bố của của Mỹ, quan hệ giữa Mỹ và Indonesia trong cuộc chiến chống khủng bố và mở rộng dân chủ. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về quan hệ Mỹ - Indonesia liên quan đến các vấn đề Hồi giáo. Luận văn đã tập hợp và tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trên, đồng thời bổ sung làm rõ những vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập chưa sâu nhằm làm nổi bật các hoạt động hợp tác liên quan đến Hồi giáo giữa Mỹ và Indonesia. Kết quả nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn đã chỉ ra được những tác động từ những chính sách Hồi giáo của Mỹ đối với quan hệ Mỹ - Indonesia cũng như đối với các mối quan hệ quốc tế. Từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu chính sách, luận văn góp phần cung cấp căn cứ khoa học cho việc đánh giá quan hệ giữa Mỹ thế giới Hồi giáo, từ đó xác định chủ trương và các hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian sắp tới, nhất là trong vấn đề tôn giáo.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Thế giới Hồi giáo và quan hệ Mỹ với thế giới Hồi giáo luôn hiện hữu trong đời sống chính trị quốc tế. Trong khi đó, Indonesia với tư cách là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy của Mỹ trong hợp tác Hồi giáo và hợp tác chống khủng bố, nhất là trong bối cảnh sau khi hứng chịu những thất bại ở Trung Đông, các phần tử Hồi giáo cực đoan đang tìm cách chạy sang Indonesia để mở rộng hoạt động. Do đó, quan hệ Hồi giáo giữa Mỹ và Indonesia cũng như vai trò cầu nối của Indonesia trong chính sách Hồi giáo của Mỹ sẽ là đề tài thú vị, mang tính thời sự cao.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Trinh Thi Thuy Van                     2. Sex: Female

3. Date of birth: 25/12/1978                            4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV-ĐT dated 18/08/2016 signed by Principal of VNU University of Social Sciences and Mumanities.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Islam Factor in America and Indonesia relation from 2001 to 2006

8. Major: International Relations                      Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Deputy Prof. Dr. Nguyen Thi Thanh Thuy, Associate Professor of Political Science and Senior Lecturer of Division of Faculty of International Studies, University of Social Sciences and Mumanities, Ha Noi National University.

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis has forcused on and clarified three main contents.: The Islamic characteristics in Indonesia and the U.S policy toward the Islam, period 2001 - 2016; Islamic related issues in the relation between U.S - Indonesia, period 2001 - 2016; The tendency of the U.S policy toward the Islam and its impact on the U.S - Indonesia relation and the International relations as well.

By generalizing the Islamic characteristics in Indonesia and the U.S policy toward the Islam, period 2001 - 2016, the thesis put its forcus on the U.S policy toward the Islam, period 2001 - 2016, specifically the U.S policy in building its relation with Indonesia as a model for the country relation with other Islamic countries as well as the billateral cooperations for anti-terrorism and education, aiming at minimizing the Islam’s extremism in Indonesia. Besides, the thesis also mentioned the tendency in the Islamic policy of President Donald Trump after more than one year in office, reaction of other countries and Indonesia to the policy, from that giving the evaluation about the impact of the policy toward the international relations.

Much of works, writings and studies have been mentioning the the U.S anti-terrorism, the U.S - Indonesia relation in anti-terrorism war and democracy expansion. However, not much of those has a comprehensive research on the U.S - Indonesia relation in the context of Islamic-related issues. The thesis, by summerizing and selectively adopting the findings of the previous studies,while adding its own findings on unmetioned issues, has been highlighting the cooperation of Islamic-related issue between the U.S and Indonesia. The thesis findings are of both theoritical and practicalvalue.

11. Practical applicability, if any:

The thesis has been sucessfully indicating the impacts of the U.S’s Islamic policy over the U.S - Indonesia relationship and other international relations as well. From the policy researchers view points, it also contributes to providing the scientific basis for the evaluation of the relation between the U.S and Islamic world, thus help identifying the policy and co-operation fields of priority between Vietnam  and the U.S in the coming time, especialy in religion issue.

12. Further research directions, if any:          

The Islamic world and its relation with the U.S has been always exsiting in the international political life. Indonesia, as the world largest islamic state, will continue to be the U.S trust partner in Islamic co-operation and anti-terorism, especially in the context when the Islamic exchemists tend to swift their operation to the country after the defeats in the Middle East. The Islamic relation between U.S - Indonesia as well as Indonesia’s connecting role in the U.S’s Islamic policy will be, therefore, remains a theme of interest as well as a topiccal question.

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây