TTLV: Báo chí với vấn đề giám sát và phản biện xã hội

Thứ năm - 14/08/2014 03:32


THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hải Vân. 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 22/8/1987

4. Nơi sinh: Nghi Diên – Nghi Lộc – Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số:1503/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Báo chí với vấn đề giám sát và phản biện xã hội

8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số:60320101

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Dững – Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài “Báo chí với vấn đề giám sát và phản biện xã hội” làm rõ những vấn đề lý luận về chức năng, vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, từ đó khẳng định giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng nhất của báo chí, đồng thời là yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công chúng, của đời sống xã hội đối với các tác phẩm báo chí. Hướng tới những tác phẩm mang tính phản biện cao đang là xu hướng chung của truyền thông hiện đại nói chung và báo chí nói riêng.

Luận văn khảo sát, tìm hiểu và phân tích nội dung, hình thức thể hiện của các bài báo có nội dung giám sát và phản biện xã hội về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của 3 tờ báo in có uy tín là Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên, Đại biểu nhân dân để thấy được hiệu quả cũng như thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế trong việc báo chí thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình.

Thông qua việc đánh giá thực trạng giám sát và phản biện xã hội của 3 tờ báo với sự kiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992, luận văn đưa ra một số nhận xét và mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng giám sát và phản biện xã hội của báo chí trong thời gian tới.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

Từ các kết quả nghiên cứu mà luận văn tổng kết được có thể gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo như:

- Giám sát và phản biện xã hội trên báo truyền hình

- Giám sát và phản biện xã hội trên báo trực tuyến

- Giám sát và phản biện xã hội trên báo phát thanh

- Nâng cao chất lượng giám sát và phản biện xã hội của báo chí….

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)            

 INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hai Van            2. Sex: Female

3. Date of birth: 22/8/1987                        

4. Place of birth: Nghi Dien – Nghi Loc – Nghe An

5. Admission decision number: 1503/QĐ-XHNV-SĐH dated 06/8./2012 by Principle of the University of Social Science and Humanities, Vietnam National University-Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The Press with social oversight and criticism

8. Major: Journalism                                   9. Code:60320101

10. Supervisor: Asso. Prof. Dr. Nguyen Van Dung – Dean, Faculty of Journalism, Academy of Journalism and Communication, Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis titled “The Press with social oversight and criticism” aims to clarify the theoretical aspect of social oversight and criticism of the press, thus affirming social oversight and criticism is one of the most important functions of the press. This is also an increasing demand of the public and the society toward press works. Reaching towards highly critical works is a common trend of modern media in general and journalism in particular.

This thesis provides a survey and analysis of content and formats of published articles with critical arguments on the revision of the 1992 Constitution on 3 prestigious printed newspapers, namely Ho Chi Minh city’s Youth Newspaper (Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh), The Youth Newspaper (Thanh niên), People’s Representative Newspaper (Đại biểu nhân dân) to highlight the efficiency as well as recognise the press’ limitation in fulfilling their role of social criticism and oversight.

By assessing the situation of social criticism and oversight of the three newspapers in response to the revision of the 1992 Constitution, the thesis provides a number of comments and proposes straightforward suggestions for quality improvement of the press’ social criticism and oversight in the future.

12. Practical applicability (if any)

13. Further research directions (if any)

From the thesis findings, further research directions could be as follow:

- Social criticism and oversight on television

- Social criticism and oversight on online newspapers

- Social criticism and oversight on radio

14. Thesis-related publications:

 

                     

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây