TTLV: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương: Tiến trình đàm phán và những vấn đề đặt ra.

Thứ hai - 18/08/2014 00:49

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Chu Hồng Thắng    2. Giới tính: Nam    

3. Ngày sinh: 12 / 8 / 1971                            4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số:1042/QĐ-SĐH Ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương: Tiến trình đàm phán và những vấn đề đặt ra.

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60310206

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thành Nam; Phó Trưởng Khoa Quốc tế học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến nay đã có 12 thành viên chính thức tham gia đàm phán, cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ bày tỏ mong muốn tham gia, với mục tiêu hoàn tất đàm phán trong năm 2014. Khi có hiệu lực, TPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với gần 800 triệu dân, đóng góp khoảng 40% GDP thế giới và hơn 30% kim ngạch thương mại toàn cầu. Từ thực tế tiến trình đàm phán TPP gần sáu năm qua, có thể rút ra một số vấn đề liên quan đàm phán thương mại tự do đa phương, tác động tới các nền kinh tế và quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới, như sau:

- Với các tiêu chuẩn và cam kết cao và toàn diện, TPP được kỳ vọng là một hình mẫu cho các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thế kỷ 21. Lợi ích thương mại, kinh tế đối với từng thành viên và cả khu vực là rõ ràng. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tất cả các thành viên đều được hưởng lợi, thậm chí các nền kinh tế nhỏ, đang phát triển còn có cơ hội hưởng lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra cũng không nhỏ, đòi hỏi mọi thành viên tham gia đàm phán phải chuẩn bị kỹ càng và toàn diện trong nước. TPP có số lượng thành viên lớn, lại cam kết mở cửa cho các quốc gia, vùng lãnh thổ gia nhập; các thành viên có trình độ phát triển khác nhau, thậm chí cách biệt lớn. Điều này đòi hỏi các thành viên phải nhượng bộ trong đàm phán, đồng thời, các quy định cần tính đến yếu tố trình độ phát triển và lộ trình thực thi hiệp định.

 - TPP Tác động tới quan hệ quốc tế ở khu vực theo cả chiều thuận và nghịch, vừa giúp thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các nước cũng như khu vực, cả về kinh tế lẫn quan hệ đối ngoại; đồng thời cũng đặt ra thách thức về mặt cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. Được coi là một trong những công cụ thúc đẩy chính sách “tái cân bằng ở châu Á” của Mỹ, TPP có thể gây những hiểu lầm và các động thái tiêu cực từ phản ứng của Trung Quốc, cường quốc kinh tế đóng vai trò chủ lực ở khu vực. Bởi thế, TPP tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội với các thành viên nhằm thực thi chính sách cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

- Trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc đẩy mạnh, đẩy nhanh hội nhập khu vực và quốc tế là không thể trì hoãn hay giảm tốc đối với Việt Nam. Tham gia TPP, Việt Nam đứng trước các cơ hội và cả những thách thức, tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định, cơ hội nhiều hơn thách thức. Việc chuẩn bị các điều kiện, cơ sở mọi mặt từ chính sách pháp luật đến nhân lực, là hết sức cần thiết nhằm đón đầu các cơ hội, cũng như hạn chế rủi ro khi tham gia TPP./.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

 

1. Full name : Chu Hong Thang  ....................... 2. Sex: Male...............................................

3. Date of birth: 12 August 1971 ...................... 4. Place of  birth: Bac Ninh .................

5. Admission decision number: 1042/QĐ-SĐH Dated 6 August 2013..............................

6. Changes in academic process: None...................................................................................

7. Official thesis title:

Transpacific Partnership Agreement: Negotiation Process and Major Issues

8. Major: International Relations.................... 9. Code: 60310206..................................

10. Supervisors: Dr. Bui Thanh Nam; Vice Dean, Faculty of International Studies, University of Social Sciences and Humanities, VNU.

11. Summary of the findings of the thesis: ............................................................................

Agreement on the Trans-Pacific Partnership (TPP) now has 12 official members participate in negotiations, with a number of countries and regions expressed their desire to participate, and with the aim of completing negotiations in 2014. When in effect, the TPP would create one of the largest free trade area (FTA) in the world, with almost 800 million people and contributes about 40% of world GDP and over 30% of global trade. Since actual TPP negotiations for nearly six years, we can draw a number of issues related negotiations of multilateral FTA, affecting the economy and international relations in Asia - Pacific region and the world, as follows:

- With high and comprehensive standards and commitments, TPP is expected to be a “model” for FTA in the 21st century. The benefits of trade and economic development for its members and the whole region is clear. Studies have shown that all members can benefit from the agreement, and the smaller developing would benefit more. However, the challenges are not trivial, requiring all participants be carefully and comprehensively prepared. TPP has a large number of members while committing open to countries and territories to join. The current members have different levels of development. This requires members to make concessions in negotiations, and at the same time, the regulations should take into account the level of development, and the different route of treaty implementation as well.

- TPP impacts on international relations in the region, one side, it has helps promote cooperation and links between countries and regions, both for economic development and foreign relations; the other side, it poses challenges in terms of competition between the major countries. Considered as one of the policy tools to promote “rebalancing in Asia" by the United States, TPP can cause misunderstandings and negative actions from China, a key economic power in the area. Thus, TPP creates both challenges and opportunities for members to implement the policy balance in its relations with the United States and China.

- In the context of globalization, Vietnam can not be delay or reduce the rate of regional and international integration. Joining TPP, Vietnam stood in front of both opportunities and challenges, but as many experts say, more opportunities than challenges. The preparation of all-side conditions, from policies and laws to human resources, is essential to take advantage of the opportunities and to avoid the risks of participating in TPP.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây