TTLV: Các cuộc nổi dậy dưới triều Minh Mạng (1820-1840)

Chủ nhật - 17/08/2014 23:31

TTLV: Các cuộc nổi dậy dưới triều Minh Mạng (1820-1840)

Thông tin luận văn “Các cuộc nổi dậy dưới triều Minh Mạng (1820-1840)” của HVCH Đặng Thị Hương, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại.

1. Họ và tên học viên: Đặng Thị Hương

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31/08/1987

4. Nơi sinh: Phù Liễn – Kiến An – Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Các cuộc nổi dậy dưới triều Minh Mạng (1820-1840)

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại. Mã số: 62 22 54.

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn là công trình nghiên cứu bước đầu về tình trạng nổi dậy dưới triều Minh Mạng (1820-1840) trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tác giả thống kê về con số và tình trạng nổi dậy và bước đầu lý giải về nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy, thông qua một số nhìn nhận và phân tích về diễn biến chính trị-xã hội-kinh tế dưới sự cai trị của vương triều.

Các cuộc nổi dậy được phân loại theo thời gian, không gian, đối tượng khởi xướng và lực lượng tham gia nổi dậy. Từ đó, tác giả chỉ ra các nét đặc trưng của các cuộc nổi dậy của mỗi lực lượng, tại mỗi khu vực (miền núi, đồng bằng, duyên hải và vùng giáp khu vực phiên thuộc), từ đó xem xét nguyên nhân dẫn tới tình trạng phản đối triều đình mạnh mẽ kể trên.

Luận văn không đi sâu vào diễn biến của các cuộc nổi dậy mà tập trung vào các chính sách của nhà nước và tác động trên thực tế đối với điều kiện sinh sống và ý thức của một số tầng lớp xã hội.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Triều Nguyễn thế kỷ XIX là một trong những triều đại được giới sử gia trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu bởi tính kết nối giữa lịch sử thời kỳ cổ-trung đại với lịch sử thời cận-hiện đại, và các quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và các quốc gia phương Tây. Trong xu hướng tích cực hội nhập kinh tế và văn hoá thế giới, việc nghiên cứu tình trạng bất ổn của một triều đại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong khu vực, sẽ giúp bổ sung thêm góc nhìn về triều đại, đồng thời cung cấp tư liệu ban đầu cho việc xem xét toàn diện hơn về một số vấn đề như chính sách ngoại giao, tôn giáo… của Việt Nam trong thời kỳ này, tạo nên cái nhìn toàn diện hơn về các sự kiện đã qua.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có thể nghiên cứu ở bậc học cao hơn, tác giả dự định thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về triều Minh Mạng từ một số góc nhìn khác, từ thể chế, từ một cá nhân có mô hình cai trị tương phản với Minh Mạng và các xung động xã hội bên ngoài lãnh thổ Đại Nam.

- Mô hình quân chủ chuyên chế dưới triều Minh Mạng (1820-1840)

- Lê Văn Duyệt: Từ Đàng Trong đến thành Phiên An (XVIII - XIX)

- Các cuộc nổi dậy tại phiên thuộc và hải tặc dưới triều Minh Mạng (1820-1840)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

“Các cuộc nổi dậy của tộc người thiểu số vùng Đàng ngoài cũ dưới triều Minh Mạng (1820-1840)”, in trong công trình “Một số vấn đề về Lịch sử Việt Nam (Kỷ yếu khoa học Học viên- Nghiên cứu sinh)”, Nxb. Chính trị Quốc gia- Sự thật Hà Nội, 2013.

       

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Dang Thi Huong                                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 31/8/1987                    4. Place of  birth: Phu Lien – Kien An - Hai Phong.

5. Admission decision number: 1528/QĐ - XHNV - KH & SĐH,    Dated 14/10/2009

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The rebellions under the Minh Mang dynasty (1820-1840)

8. Major: Vietnamese History                                                    9. Code: 60 22 54

10. Supervisors: Prof. Vu Van Quan, Institute of Vietnamese studies and Development sciences (belong to Vietnam National University, Hanoi).

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis is presented an overview about the rebellions that rised up within the territory of Vietnam under the Minh Mang dynasty (1820-1840). The author statistic the data and judge about the cause of the revolt though the analyze of the Social, Economic and Political Development in this period.

The data of rellions is classified according to the time, area, the leader and the material force.  From there, the author points out the characteristics of each insurgency force (as peasants, ethnic minorities, mandarin), in each regions (as mountains, delta, littoral zone, and the area close to the session). By this way, the author researched about the cause of  the powerful rellions in this period.

The author focuses on the state policies which influence to the living and the consciousness of some classes. The thesis do not follow the evolution of the uprising.

12. Practical applicability, if any:

Nguyen Dynasty as one of the reign which have researched by the inward and foreign historians because of the connection between ancient-medieval period with early of the modern history, and the relationship in the history between Vietnam and other countries in the region and the western states. In the trend of global economic and cultural integration, the study of a strong dynasty has influence in the region, will help add perspective to this reign, and give a document for a more comprehensive review about some of issues such as foreign policy, religion ... of Vietnam in this period.

13. Further research directions, if any:

 The author intends to carry out more in-depth study of Minh Mang Dynasty from some other perspective, such as:

- The absolute monarchiy of Minh Mang (1820-1840)

- Le Van Duyet: From Cochin to the Phien An rampart (XVIII - XIX)

- The rellions in session and the status of pirates under the Minh Mang dynasty (1820-1840)

 14. Thesis-related publications:

“ The rellions of ethnic minority in the old Dang Ngoai regions under Minh Mang dynasty (1820-1840)”, that published on the “Some matters on Vietnamese History - The summary record of student - Postgraduate)”, Politic State Publising House, Hanoi, 2013.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây