TTLV: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có triệu chứng trầm cảm liên quan đến đại dịch Covid-19

Thứ sáu - 21/10/2022 04:52
1. Họ và tên học viên: Đoàn Bảo Yến                                     2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/08/1996
4. Nơi sinh: Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV Ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có triệu chứng trầm cảm liên quan đến đại dịch Covid-19”
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng; Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Đơn vị công tác tại Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thứ nhất, học viên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về trầm cảm nói chung và trầm cảm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nói riêng như: khái niệm trầm cảm, khái niệm COVID-19, những yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm và biểu hiện lâm sàng của người mắc trầm cảm liên quan đến đại dịch COVID-19. Qua đó rút ra những đánh giá về thực trạng của những phương pháp đánh giá, can thiệp, trị liệu trầm cảm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam.
Thứ hai, học viên lựa chọn các phương pháp đánh giá, can thiệp trường hợp có triệu chứng trầm cảm như: phương pháp hỏi chuyện lâm sàng, quan sát lâm sàng, thang đo, trắc nghiệm và sử dụng liệu pháp Nhận thức - Hành vi để can thiệp. Trong đó, học viên đã chỉ ra sự hiệu quả, tính tối ưu trong việc sử dụng liệu pháp Nhận thức – Hành vi để trị liệu trầm cảm trong giai đoạn tồn tại đại dịch COVID-19.
Thứ ba, học viên đã tiến hành trị liệu cho một trường hợp có triệu chứng trầm cảm có liên quan đến đại dịch COVID-19. Sau 10 phiên kết hợp linh hoạt các phương pháp can thiệp, thân chủ tự nhận định bản thân có sự thay đổi tích cực, đồng thời qua các phương pháp đánh giá sự thay đổi như thang đo, hỏi chuyện lâm sàng và đánh giá chức năng, học viên nhận thấy thân chủ đã có sự chuyển biến, đáp ứng tốt các hoạt động trong và sau trị liệu.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
Từ các khuyến nghị của luận văn, thân chủ có thêm những kĩ năng, định hướng cho việc phòng ngừa tái phát trầm cảm trong tương lai. Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng của rối loạn trầm cảm tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cần được quan tâm và có thêm nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp trị liệu vào thực tiễn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name : Doan Bao Yen                             2. Sex: Female
3. Date of birth: August 13rd, 1996
4. Place of  birth: Ngoc Hoi – Thanh Tri – Hanoi
5. Admission decision number: 2705/2020/QD-XHNV Dated December 24, 2020 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title:
“Psychological intervention for a case that has depressive symptoms related to the Covid - 19 pandemic”
8. Major: Clinical Psychology; Code: 8310401.02
9. Supervisors: Associate professor PhD Nguyen Thi Minh Hang
Working unit at Faculty of Psychology- University of Social Sciences and Humanities- Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
Firstly, I systematized the theoretical basis of depression in general and depression in the context of the COVID-19 pandemic in particular, such as: the concept of depression, the concept of COVID-19, and factors affecting depressive disorders and clinical manifestations of depressed people related to the COVID-19 pandemic. Thereby I drew assessments about the current status of methods of assessment, intervention and treatment of depression in the context of the COVID-19 pandemic in the world and in Vietnam.
Secondly, I chose methods of assessment and intervention in case of depression symptoms such as: clinical questioning method, clinical observation, scaling, testing and use of Cognitive Behavioral therapy to intervene. In more detail, I pointed out the effectiveness and optimality of using Cognitive Behavioral therapy to treat depression during the COVID-19 pandemic.
Thirdly, I conducted therapy for a case of depressive symptoms related to the COVID-19 pandemic. After 10 sessions with a flexible combination of intervention methods, the client self-identified as having a positive change, and through methods of assessing the change such as scaling, clinical questioning and functional assessment ability, I found that the client had a good change and responded well to activities during and after therapy.
11. Practical applicability, if any:
From the recommendations of the thesis, the client has more skills and directions to prevent depression recurrence in the future. In addition, the thesis also provides an overview of the current status of depressive disorder in Vietnam in the context of the COVID-19 pandemic that needs attention and more research and application of therapeutic methods into practice.
12. Further research directions, if any: None.
13. Thesis-related publications: None.

 

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây