TTLV: Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con

Thứ sáu - 08/10/2010 00:29
Thông tin luận văn "Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con" của HVCH Trần Thị Phương Thảo, chuyên ngành Tâm lí học.
Thông tin luận văn "Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con" của HVCH Trần Thị Phương Thảo, chuyên ngành Tâm lí học. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Phương Thảo 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 29/05/1983 4. Nơi sinh: Tam Quan – Tam Đảo – Vĩnh Phúc 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SDH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con 8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 603180 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương Khánh Hà – Phó Trưởng Khoa Tâm lí học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: a. Về mặt lí luận: Luận văn đã đưa ra được các khái niệm cơ bản về cảm xúc, qua tài liệu thấy rõ được những thay đổi tâm lí của người mẹ lần đầu sinh con. Tìm hiểu được một số nguyên nhân ảnh hưởng tới cảm xúc của người mẹ: Sự quan tâm chăm sóc của người chồng trong thời kì thai nghén; đặc điểm cơ thể của bản thân trẻ; mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu; sự quan tâm chia sẻ của chồng trong việc nuôi dạy con cái… b. Về mặt thực tiễn: Lần đầu sinh con có nhiều vấn đề nảy sinh, chúng tôi tìm hiểu cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con trong một số tình huống cụ thể như: Lần đầu tiên được đón con; khi con ốm đau, biếng ăn; Khi lần đầu tiên được chứng kiến những bước phát triển đầu tiên của con(khi con biết lẫy, biết bò, biết đi…); khi hai mẹ con chơi đùa với nhau; khi người mẹ mệt mỏi, căng thẳng do công việc; sự thay đổi trong mối quan hệ với mẹ chồng; sự thay đổi trong mối quan hệ với chồng sau khi có con…Trong mỗi tình huống người mẹ đều có những cảm xúc hết sức khác nhau, đều được trải nghiệm những cảm xúc cơ bản của con người: buồn, vui, sung sướng, hạnh phúc, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Khi rơi vào cảm xúc tiêu cực không phải người mẹ nào cũng dễ dàng vượt qua, thậm chí cảm xúc đó nó chi phối cuộc sống hàng ngày, chi phối tư duy của người mẹ. Dĩ nhiên, cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí gia đình nói chung và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con nhất là về mặt cảm xúc của trẻ. Kết quả cụ thể chúng tôi có: - Lần đầu tiên được đón con từ bác sĩ, lần đầu được ôm ấp con trong vòng tay ấm áp, nhìn thấy “thiên thần nhỏ bé” của mình ngay trước mặt các bà mẹ không khỏi xúc động trào dâng, một hạnh phúc khó tả bằng lời, đó là những trải nghiệm cảm xúc mà các bà mẹ chưa từng có trong cuộc đời mình những giây phút tuyệt vời như thế. Đặc biệt, những bà mẹ họ đã rất khó khăn để có được đứa con này cảm xúc ấy càng trở nên kì diệu, thăng hoa hơn. - Phần lớn điều khiến người làm mẹ lo lắng, buồn phiền nhất khi con ốm đau. Đây là mối quan tâm lớn nhất của các bà mẹ, họ luôn mong muốn con mình khoẻ mạnh, không ốm đau. Con khoẻ mạnh sẽ trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc của người mẹ. Khi con ốm với tình cảm, tình yêu thương vô bờ mà người mẹ dành cho con họ sẽ không tránh khỏi lo lắng, buồn. Nhưng họ vượt qua cảm xúc đó như thế nào? Đa số các bà mẹ đều bình tĩnh, tự tin chăm sóc con mình chu đáo bằng rất nhiều cách khác nhau để con nhanh chóng khoẻ lại. Họ tìm đến bác sĩ, hỏi kinh nghiệm người đi trước, đọc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham khảo ý kiến bạn bè, người xung quanh. Song trong số các bà mẹ rơi vào trường hợp này lại trở nên quá căng thẳng khi thấy con bị ốm, không biết phải làm thế nào, hoàn toàn nhờ vào người khác – người thân chăm sóc con mình vì bối rối không biết giải quyết ra sao. - Trong mối quan hệ với chồng thay đổi khá nhiều theo hai chiều hướng: mối quan hệ vợ chồng trở nên hạnh phúc hơn, khăng khít hơn hoặc trở nên xa lạ, nhạt nhẽo hơn trước đây. Trong kết quả nghiên cứu,chỉ ra dù họ hạnh phúc hơn nhưng phần đa sau khi đứa con đầu lòng chào đời những mâu thuẫn, căng thẳng giữa hai vợ chồng tăng lên so với trước. - Trong mối quan hệ với mẹ chồng: Thay đổi, trở nên có nhiều xung đột, mâu thuẫn hơn lí do dẫn đến mâu thuẫn này chủ yếu do bất đồng quan điểm trong cách nuôi dạy con cháu. Có những mâu thuẫn dễ dàng giải quyết, song có mâu thuẫn lại trở nên khá căng thẳng. Các bà mẹ luôn mong muốn mẹ hiểu mình, biết thông cảm, chia sẻ, tôn trọng mình hơn. Tựu chung, lần đầu sinh con các bà mẹ bỡ ngỡ, tâm lí thay đổi, cảm xúc chợt vui, chợt buồn, dễ tủi thân, dễ xúc động. Có khi trở nên kiên nhẫn hơn, có khi nóng tính, có khi chín chắn, đôi khi dễ cáu giận vô cớ. Nhưng một điều các bà mẹ đều chia sẻ: Sau khi có con họ thấy yêu thương, tôn trọng, thương cha mẹ hơn, lúc này mới thấm thía tình yêu thương, công lao to lớn của cha mẹ dành cho mình “có làm cha mẹ mới biết lòng mẹ cha”.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thi Phuong Thao 2. Sex: Female 3. Date of birth: May 29, 1983 4. Place of birth: Tam Quan – Tam Dao– Vinh Phuc 5. Admission decision number: 2551/2007/QD-XHNV-KH&SDH dated November 2, 2007 by the Principal of University of Social Sciences and Humanities, VNU, Hanoi 6. Changes in academic process: Student of Faculty of Psychology - University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi 7. Official thesis title: Mother's feelings in her first delivery 8. Major: Psychology 9. Code: 603180 10. Supervisors: PhD. Truong Khanh Ha – Vice Dean of Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi 11. Summary of the findings of the thesis: a. On theoretical aspect, the thesis has provided basic concepts of feelings which show clearly psychological changes in a mother’s feeling in her first delivery. Some causes affecting the mother’s feelings are also found out, including: her husband’s care during her pregnancy, physical features of the baby’s body, relationship between mother-in- law and daughter-in-law, her husband’s care and sharing in parenting, etc. b. On practical aspect, a number of problems occur during the mother’s first delivery We have learnt feelings of the mother in her first delivery in some specific situations such as, the first time to receive the baby; when the baby is sick or has anorexia; When seeing first steps of the baby’s growth for the first time (as the baby knows how to roll over, crawl, walk, etc.); when the mother and the baby play together, when the mother feels tired or stressful due to her work; changes in the relationship with her mother-in-law; changes in the relationship with her husband after giving birth, etc. In each case, the mother has very different feelings and experiences basic human emotions such as, sadness, happiness, anxiousness, stress, or tiredness. When falling into negative feelings, not all mothers feel easy to overcome them, even such feelings dominate their daily life and thinking. Of course, these feelings will affect the atmosphere of her family in general and affect the comprehensive development of the baby, especially its emotion. We have found out the specific results as follows: - When mothers receive their baby from the doctor for the first time, hold the baby in their warm arms, or see their “little angel” in person, they can’t help feeling extremely moved which is hard to say in words. They are emotional experiences and wonderful moments that the mothers have never experienced in their life. In particular, such feelings become more wonderful to the mothers who have many difficulties in this delivery. - In most cases, sickness of the baby makes the mother most worried and distressed. This is the greatest concern of the mothers because they always expect their baby to be healthy. A healthy baby will be mothers’ joy and happiness. When the baby gets sick, the mothers cannot avoid worry and sadness as their love for the baby is boundless. Then, how do they overcome such feelings? Most mothers are calm and confident to give thoughtful care to their baby child in many different ways so that their baby can get better soon. They take their baby to see the doctor, ask experienced people for experience, learn information on mass media, or seek advice from their friends and surrounding people. However, some mothers who fall into this case have become too stressful when their baby is sick. They do not know what to do and completely rely on others or relatives to look after their baby because they become confused and do not know how to handle the case. - There are changes in the relationship between the mothers and their husband in two trends: the husband-wife relationship becomes closer and they become happier or they become more estranged and cooler than before. The study result indicates that in most cases, after the first baby is born, the conflicts and tensions between the wife and husband are two times higher than the previous time whether they are happier. - There are changes and in the relationship between the mothers and their mother-in-law, and more conflicts occur during this time. This is mainly due to disagreements in parenting the baby. Some conflicts are easy to be resolved, but some make their relationship become quite stressful. The mothers always expect their mother-in-law to understand, share work with them, and respect them more. In general, in their first delivery, the mothers feel surprised, have psychological changes, such as sudden happiness or sadness, or sometimes become easy to sad and moved. Sometimes, they become more patient, angry, thoughtful, or irritated for no reason. However, there is one thing that is shared by most mothers is that after giving the first baby, they love and respect their parents more. They pervade the love and great services of their parents. Only when we have baby, we know the parents’ heart.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây