Ngôn ngữ
|
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Thơi 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 07/ 06/ 1987
4. Nơi sinh: Phạm Trấn, Gia Lộc, Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011QĐ-XHNV-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: “Chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá”.
8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60 31 03 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh, hiện công tác tại: Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để biến một nước có nền nông nghiệp lạc hậu như nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong những năm gần đây, công tác phát triển nhân lực của tỉnh Kon Tum cũng không nằm ngoài quy luật đó và đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển Kinh tế-Xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới thì công tác phát triển nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế: trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực còn thấp; các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, năng lực và chất lượng đào tạo; năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, sự phối hợp giữa các ngành quản lý, giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp và người lao động còn thiếu chặt chẽ.
Với đề tài nghiên cứu tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum hiện nay. Đồng thời chỉ ra những điểm còn hạn chế, những yếu tố tác động tới sự phát triển nguồn nhân lực hiện nay. Mặt khác đề ra những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những kết quả đạt được của luận văn có thể là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để các cấp lãnh đạo, các ngành của tỉnh tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Kon Tum. Từ đó giúp các nhà quản lý, các cấp, các ngành, các tổ chức có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn về sự phát triển nguồn nhân lực hiện nay. Làm rõ những thuận lợi và những hạn chế còn tồn tại trong sự phát triển nguồn nhân lực.
Đưa ra những đề xuất khuyến nghị và những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ổn định và bền vững trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : THOI HOANG THI
2. Sex: Female
3. Date of birth: June 07, 1987
4. Place of birth: Pham Tran, Gia Loc, Hai Duong
5. Admission decision number: 1936/2011 - USSH - Postgraduate in October 10, 2011 the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: "The quality of human resources in the Kon Tum province in the industrialization and modernization"
8. Major: Sociology
9. Code: 60 31 03 01
10. Supervisors: Associate Professor, PhD. Hoang Ba Thinh, currently working at Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
Industrialization and modernization is inevitable path to country a agriculture into a country industrial with modern technology, logical economic structure, developmental production progress, in accordance with the level of development of productive forces.
In recent years, the development of human in the Kon Tum province is no exception to this rule and has achieved a number of significant achievements, contributing effectively to support the development of Economic and Social and the industrialization and modernization of the province. However, compared with the requirements of the new situation, the work of human development remains limited: educated and technical qualified is low; training facilities did not meet the size requirements, capabilities and training quality; low labor productivity, slow labor restructuring, loose the coordination between the management sector, between educational institutions with businesses and workers.
With research, I would like to contribute a small part to the unraveling of the human resources present in the Kon Tum province. At the same, find out the limited points affecting the development of human resources today. On the other hand, the proposed solution is feasible to develop human resources to meet the province's industrialization and modernization of the country.
12. Practical applicability, if any:
The results of the thesis may be a basis knowledge for leaders and the province leaders in the policy process of human resources development in the industrialization, the current modernization of the Kon Tum province. Since then helps managers at all levels, all sectors have the right look and more comprehensive of human resource development today. Clarify the advantages and limitations exist in the development of human resources.
Provide recommendations and solutions to develop human resources in the stable and sustainable development - economic society of the province.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications:
(List them in chronological order)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn