Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thu Ngân 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/01/1988
4. Nơi sinh: Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ – XHNV- SĐH ngày 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: “Đời sống nữ công nhân nhập cư tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long – Hà Nội dưới góc nhìn Công tác xã hội” (Khảo sát tại các khu nhà trọ thuộc xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội)"
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60.90.01.019.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ công nhân nhập cư ở đây là ai, họ xuất thân như thế nào trước khi đến làm việc tại khu công nghiệp. Mặt khác nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng đời sống của các nữ công nhân nhập cư về các khía cạnh đời sống, văn hóa tinh thần và chăm sóc sức khỏe.
Nữ công nhân nhập cư ở đây đến từ nhiều vùng quê khác nhau của miền Bắc, miền Trung. Phần lớn trong số họ đều còn trẻ tuổi và chưa có gia đình, trình độ học vấn của họ khá thấp và trước khi đến làm việc tại khu công nghiệp phần lớn trong số họ chưa có việc làm.
Những đặc điểm về nhân khẩu xã hội đã ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hiện tại của họ. Do không có trình độ học vấn, tay nghề thấp nên dẫn đến việc các nữ công nhân phải chấp nhận những công việc có cường độ làm việc cao, trong khi đồng lương nhận được rất hạn chế. Bởi vậy nên nữ công nhân nhập cư có cuộc sống chật vật về vật chất, trong khi các chi phí chi cuộc sống như: Nhà trọ, tiền điện tiền nước, lương thực, thực phẩm,…không ngừng tăng cao. Không những thế yêu cầu công việc phải thường xuyên làm việc theo ca kíp, tăng ca, đã làm cho họ không còn thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, họ chủ yếu nghỉ ngơi trong phòng sau những giờ lao động mệt nhọc. Thêm vào đó là sự thiếu quan tâm từ phía công ty nơi họ làm việc đã dẫn đến việc đời sống văn hóa tinh thần của nhóm nữ công nhân nhập cư rất nghèo nàn. Chăm sóc sức khỏe cũng là một vấn đề mà các nữ công nhân nhập cư đang gặp phải, họ không có cơ hội để tiếp cận được với các dịch vụ ý tế cũng như nhận thức còn hạn chế nên vấn đề chăm sóc sức khỏe chưa được chú trọng, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Nhận thấy nữ công nhân nhập cư đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và với thời gian để thực hiện nghiên cứu nhân viên xã hội đã ứng dụng Công tác xã hội nhóm để đưa ra những hoạt động can thiệp cụ thể nhằm cung cấp kiến thức về phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn cho nhóm nữ công nhân để họ có thể tự bảo vệ được chính mình trước những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đời sống nữ công nhân nhập cư hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về các khía cạnh đời sống, tinh thần và chăm sóc sức khỏe. Với tư cách là một nhân viên CTXH, người nghiên cứu vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm và đưa ra những hoạt động can thiệp cụ thể nhằm hỗ trợ, cung cấp kiến thức và kỹ năng về phòng tránh thai và nạo hút thai an toàn cho nhóm nữ công nhân nhập cư.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Le Thi Thu Ngan 2. Sex: Female
3. Date of birth: 10/01/1988 4. Place of birth: Ha Tinh
5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ Dated: 06/8/2012
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: “Life of immigrated female workers in Northern Thang Long industrial zone, Ha Noi in the point of view of social work” ( Study in the lodging-houses of Hai Boi commune, Dong Anh district, Ha Noi)
8. Major: Social work 9. Code: 60.90.01.019.
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Thu Ha – University of Social Sciences & Humanities, Faculty of Sociology
11. Summary of the findings of the thesis:
The results of study have found who these immigrated female workers are and where they are from when they have come to work in the industrial zone. Moreover, the study has shown their actual life about the fields of culture, spirit and healthy care.
These immigrated female workers come from much different countryside of Northern and Middle areas. Almost of them are young, don’t marry and have low knowledge degree. They usually have had no job before they work the industrial zone.
The features of social population have influenced their current job and life. Because of low knowledge degree and bad vocational skills, they have to work under pressure but receive low salary. Therefore, these immigrated female workers are difficult in economy while the costs of living such as the price of lodging-houses, electricity, water and food…increase constantly. Moreover, because of the high job requirements such as working over time, they don’t have enough time to join activities of entertainment. They mainly relax in their lodging-houses after working hard in business time. Additionally, the lack of care of their company has resulted to their poor life of culture and spirit. Healthy care is also a difficult problem to these immigrated female workers. They have no opportunity to reach healthy services. Because they lack of knowledge, the healthy care haven’t been considered much, especially the healthy reproductive care.
Finding that immigrated female workers have been met with many difficult problems in life, in the time of study, social officers have applied social group work to give interference in detail for supplying knowledge of preventing pregnancy and aborting safely to the group of female works and so that they can protect themselves to difficult problems in life.
12. Practical applicability:
Based in results of the study of the life of immigrated female workers who have met with many difficult problems about the fields of spirit and healthy care, the researcher, as a social officer, has applied the methods of social group work and has given interference in detail for helping and supplying the knowledge and skills to prevent pregnancy and aborting safely for the group of immigrated female workers.
Date: 03/10/2014
Signature: …………………
Full name: Le Thi Thu Ngan
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn