Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Hương 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/02/1989 4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011QĐ-XHNV-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Qui mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay.
8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60 31 03 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, hiện công tác tại: Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài “Qui mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay” đã mô tả một cách rõ ràng nhất qui mô gia đình ở Kon Tum hiện nay. Thông qua việc phân tích tương quan với qui mô vùng Tây Nguyên nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng, đề tài đã cho thấy những khác biệt về qui mô gia đình ở Kon Tum. Đồng thời, để đánh giá được những biến đổi về qui mô gia đình ở Kon Tum, đề tài đã đi vào phân tích qui mô gia đình ở Kon Tum qua các năm, tính từ năm 2000 đến năm 2013 thông qua số liệu thống kê của hai cuộc điều tra lớn của cả nước: Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 và Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình các năm từ 2000 đến 2013. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu thống kê khác như Niêm giám thống kê để phân tích vấn đề. Đây cũng là một trong những khác biệt của đề tài đối với các nghiên cứu khác về qui mô gia đình hiện nay.
Nghiên cứu “Qui mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay” cho thấy rằng: quá trình đô thị hóa với những đặc trưng cơ bản của mình có ảnh hưởng đến qui mô gia đình ở Kon Tum trong những năm qua. Thông qua phân tích sự khác biệt về qui mô gia đình ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn đã cho thấy rõ điều này. Khu vực thành thị với những đặc trưng rõ nét của quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng đến qui mô gia đình bằng chứng là: qui mô gia đình ở Kon Tum trong khu vực đô thị bị thu hẹp nhanh hơn và qui mô gia đình nhỏ hơn so với nông thôn. Hình thái gia đình hiện đại xuất hiện nhiều và chiếm tỷ lệ cao hơn, thay thế dần hình thái gia đình truyền thống. Trong khi đó, khu vực nông thôn với những đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn; qui mô gia đình mặc dù có nhiều biến đổi từ năm 2000 đến 2013 song còn chậm và chưa rõ nét như khu vực thành thị.
Qui mô gia đình ở Kon Tum được phân tích trên hai phương diện nghiên cứu: một là, nghiên cứu qui mô gia đình thông qua các nghiên cứu lớn, các cuộc tổng điều tra lớn của cả nước như: Tổng điều tra dân số và nhà ở (2009), các cuộc Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình (2000 – 2013)...; hai là, nghiên cứu còn sử dụng kết quả của một cuộc nghiên cứu với số lượng mẫu không lớn để phân tích và so sánh cách thức thực hiện và kết quả khảo sát. Từ đó cho thấy rằng: do có sự khác biệt trong cách thức lựa chọn khách thể nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu mà số liệu qui mô gia đình ở Kon Tum nói chung và Tây Nguyên nói riêng ở hai phương diện nghiên cứu này có sự khác nhau. Đây cũng là thực tế mà nghiên cứu muốn phân tích để khái quát một cách rõ ràng nhất tình hình qui mô gia đình ở Kon Tum hiện nay. Cụ thể như sau:
Một là, qui mô gia đình ở Kon Tum nhìn chung nhỏ lại qua các năm cả về tỷ trọng người trong hộ, số người trung bình một hộ và loại hình gia đình. Ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, qui mô gia đình đều có sự thay đổi trong những năm 2000 đến 2013 theo hướng: nhỏ lại về số lượng thành viên một hộ, loại hình gia đình hiện đại và gia đình độc thân (một thành viên) ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số hộ toàn tỉnh; điều này đồng nghĩa với việc: loại hình gia đình truyền thống, nhiều thế hệ, nhiều người sinh sống đang dần giảm về tỷ trọng.
Hai là, qui mô gia đình ở khu vực thành thị nhỏ hơn ở khu vực nông thôn trong khi tỷ trọng dân số lại không cách nhau nhiều. Điều này cho thấy, khoảng cách giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng số hộ ở khu vực thành thị ngày càng rộng hơn ở khu vực nông thôn.
Nghiên cứu qui mô gia đình không dùng phương pháp khảo sát số liệu mà sử dụng số liệu sẵn có, thông qua kỹ năng xử lý thông tin và phân tích vấn đề để đưa ra một hệ thống số liệu trong một khoảng thời gian dài đã khiến cho đề tài có những phân tích sâu sắc nhất về qui mô gia đình và chỉ rõ sự biến đổi trong qui mô gia đình ở Kon Tum khi được tiếp cận dưới nhiều chiều cạnh khác nhau. Từ đó thấy được những biến đổi của qui mô gia đình và sự ảnh hướng của đô thị hóa đến sự thay đổi này.
Ngoài ra, đề tài đã phân tích sâu hơn vào các khía cạnh đô thị hóa tương quan với qui mô gia đình để thấy rõ hơn về sự tác động của đô thị hóa đến qui mô gia đình. Đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp phân tích và dự báo dân số cùng với những kết quả nghiên cứu thu thập được trong một khoảng thời gian dài về qui mô gia đình để đưa ra những dự báo về biến động dân số cũng như biến động về qui mô gia đình ở Kon Tum trong một vài năm tới.
Như vậy, qua nghiên cứu về qui mô gia đình ở Kon Tum đã cung cấp cho chúng ta một cách khái quát nhất, sâu sắc nhất về qui mô gia đình và sự biến đổi qui mô gia đình dươi cách tiếp cận nghiên cứu đô thị hóa và lý thuyết cấu trúc hóa của Anthony Giddens. Qui mô gia đình với sự tác động của nhiều yếu tố song yếu tố đô thị hóa là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến qui mô gia đình trong những năm qua, đặc biệt ở khu vực đô thị.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài phân tích và mô tả qui mô gia đình và những biến đổi của qui mô gia đình ở Kon Tum; đồng thời, đề tài đã chỉ ra những khía cạnh đô thị hóa tác động đến sự biến đổi qui mô gia đình ở Kon Tum hiên nay. Đồng thời, đề tài cũng sẽ là một hệ thống tài liệu được sử lý rõ ràng, tổng hợp nhất về qui mô gia đình trong những năm qua thông qua nguồn số liệu thống kê với số mẫu lớn, và có sự giám sát chặt chẽ về mức độ tin cậy của thông tin, có sử dụng trong nhiều phân tích chuyên ngành và phân tích liên ngành khác liên quan đến vấn đề qui mô hộ gia đình khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Bui Thi Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 03/02/1989 4. Place of birth: ..................................................................... Phu Tho
5. Admission decision number: 1936/2011QĐ-XHNV-SDH Dated 10/10/2011
6. Changes in academic process: None
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Family size in Urbanization process in Kon Tum now
8. Major: Sociology 9. Code: 60 31 03 01
9. Supervisors: Associate Professor. Dr. Hoang Ba Thinh, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities
10. Summary of the findings of the thesis:
Thread “Family size in Urbanization process in Kon Tum now” has described the family scale in Kon Tum nowadays in the most obvious way. Through analyzing the correlation between the scale in Central highlands in general and in central highland’s Province in particular, the topic also revealed the difference about the family scale in Central highlands. At the same time, to assess the alteration of family scale in Kon Tum, the thread has been going deeply into analyzing the family scale in Kon Tum through a few years from 2000 to 2013, through the statistics of two large surveys of the country. Census of Population and Housing Survey 2009, and population fluctuation investigation dynamics and family planning from the years 2000 to 2013. In addition, the thread also used other statistics Statistical Yearbook to analyze problems. This is one of the differences of the subject with another study on family size now.
Research "family size in the process of urbanization in Kon Tum now" shows that the process of urbanization with its basic characteristics that affect family size in Kon Tum through the years. Through analyzing the differences in family size in urban and rural areas, it has been made clearer. Urban areas with obvious characteristics of the process of urbanization has affected the family size with the evidence is: family size in Kon Tum in the metropolitan area is reduced faster and the family size is smaller than in rural. Family morphological appears more modernly and takes higher proportion, gradually replace traditional forms of family. Meanwhile, rural areas with economic, cultural, social specifications and rural areas; family size despite changes from 2000 to 2013 but slow and not sharp as in urban areas. Family size in Kon Tum is analyzed from two perspectives studies: first, study family size through large studies; the census of the country, such as the Census of Population and Housing (2009), the Census population dynamics and family planning (2000-2013) ...; second, the researchers also used the results of a study with a large sample size not to analyze and compare the implementation and the survey results. From that, we can see that due to differences in the method of selecting the object of study, the sampling method that family size data in Kon Tum in general and in particular in the Highlands two aspects of this research differences. This is also a fact that the research wants to generalize the situation in the most clearly way about family size in Kon Tum now. Specifically:
First: Family size in Kon Tum in general looks smaller over the years both in terms of the proportion of households, the average number of people per household and family type. In both urban and rural, family size will change in the years 2000 to 2013 following the direction: small number of members of a household, the type of the modern family and single family (one member) increasingly takes higher proportion of households in the province. Second, family size in urban areas are much smaller than in rural areas, while the proportion of the population are not separated much. This shows that the gap between population growth and growth rate of households in urban areas are increasingly wider in rural areas.
Family scale study does not use data survey method but the existing data, through information processing skills and analyze problems to provide a data system for a long time the subject has made the most profound analyzes on family size and specify change in family size in Kon Tum in when approached in many different dimensions .Then see the change of family size and the impact of urbanization on this change. In addition, the thread analyzes deeper on many aspects of urbanization correlated with family size to see more clearly the impact of urbanization on family size. At the same time, subjects uses the method of analysis and population predictions along with the results obtained in a long time on family size to make predictions about population dynamics as well as changes in family size in Kon Tum in in the next few years. Thus, the study of family size in Kon Tum has provided us with a most broadly, deepest understanding on family size and family size change under the approach of urban studies and the theory of chemical structure of Anthony Giddens. Family size with the impact of many factors, but urbanization is one of the factors that influences the most on the family size in recent years, particularly in urban areas.
11. Practical applicability: The thread analyzes and describes family size and the variability of family size in Kon Tum; at the same time, subjects showed aspects of urbanization affecting variation in family size Kon Tum in this porch. At the same time, the subject will also be a documentation system are used in an obvious ways, most comprehensive about family size in recent years through the power of statistics with a large sample, and there is close supervision about the reliability of information, use of more specialized and interdisciplinary issues related to household size Central Highlands province of Kon Tum in general and in particular.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn