TTLV: Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19 giờ Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn

Thứ sáu - 31/05/2019 04:24

1. Họ và tên học viên: HỨA THỊ LOAN                    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/8/1984                 

4. Nơi sinh: Xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn      

5. Quyết định công nhận học viên số: 1698/QĐ-XHNV ngày ngày 11/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19 giờ Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn

8. Chuyên ngành: Báo chí học                       Mã số: 60320101

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Quỳnh Nam

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài nghiên cứu "Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19 giờ Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn" (khảo sát từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 với đối tượng công chúng từ 15 tuổi trở lên), nhằm mục đích nghiên cứu mối quan hệ của công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn để biết được: Đặc điểm; phương thức tiếp cận; nhận định về nội dung và hình thức cũng như mong muốn của công chúng Lạng Sơn với hai chương trình, từ đó đề xuất những giải pháp thu hút công chúng, tăng cường hiệu quả thông tin cho phù hợp.

Luận văn làm rõ vai trò của nghiên cứu công chúng trong hoạt động của cơ quan báo chí nói chung, của các Đài truyền hình nói riêng, đặc biệt là đối với mỗi chương trình thời sự truyền hình, tức là nhóm công chúng chuyên biệt.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: Hệ thống hóa tài liệu: Đọc và tra cứu tài liệu, sách báo, hồ sơ, văn bản,... có liên quan đến đề tài; tổng hợp các khuynh hướng, nội dung nghiên cứu công chúng truyền thông đại chúng và công chúng truyền hình, tìm hiểu báo chí truyền hình và chương trình thời sự truyền hình. Đồng thời sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua điều tra xã hội học bằng phỏng vấn anket (bằng bảng hỏi); thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.

Đề tài là cơ sở khoa học để giúp các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, công chúng quan tâm đến vấn đề này trong việc hoạch định chiến lược sản xuất các chương trình thời sự truyền hình, sao cho vừa đảm bảo chất lượng nội dung, lại vừa có sức hút đối với công chúng nói chúng và công chúng tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Đây cũng là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở góc độ mới mẻ hơn.

Qua việc thực hiện đề tài có thể khẳng định: nghiên cứu công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động truyền thông đại chúng. Muốn hoạt động báo chí có hiệu quả, đòi hỏi người làm báo phải biết đến công chúng của mình, coi họ như khách hàng, là đối tượng phục vụ đặc biệt. Để biết được đối tượng phục vụ, nhất thiết người làm báo phải đi sâu vào bản chất, nghiên cứu kỹ đối tượng, tạo lập được sự hiểu biết chung nhằm gây được ảnh hưởng và làm thay đổi cách suy nghĩ và hành vi của công chúng thông qua hoạt động truyền thông. Hoạt động nghiên cứu công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí nhận diện được đặc điểm đối tượng tiếp nhận thông tin, hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu; thu hút sự quan tâm của công chúng hiện thực cũng như công chúng tiềm năng.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp chung và sự phát triển của nghiên cứu truyền thông đại chúng ở nước ta. Bên cạnh đó giúp lãnh đạo Đài THVN và Đài PT-TH Lạng Sơn, đặc biệt là những người làm chương trình thời sự của hai Đài, phát huy hơn nữa những thế mạnh, khắc phục hạn chế còn tồn tại nhằm không ngừng nâng hiệu quả truyền thông, khẳng định vị thế ngày càng vững chắc của chương trình thời sự chính luận quan trọng nhất của Đài THVN và Đài PT-TH Lạng Sơn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

        Đề tài cung cấp thông tin toàn diện và hệ thống về vấn đề nghiên cứu công chúng báo chí, công chúng truyền hình và công chúng chương trình thời sự truyền hình. Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên về công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn. Do đó, kết quả của luận văn sẽ có ý nghĩa tham khảo và gợi mở cho các đề tài nghiên cứu công chúng tiếp theo thuộc nhiều địa bàn khác nhau.

          Đề tài là sự vận dụng lý luận nghiên cứu vào một trường hợp cụ thể: Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : HUA THI LOAN                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 20th August 1984               4   Place of  birth: Lang Son

5. Admission decision number: 1698/QĐ-XHNV Dated 11thJuly 2017

6. Changes in academic process: None

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn Lang Son public with the current program of 19h Vietnam Television and the news program on Lang Son Radio and Television

8. Major: Journalism                        9. Code: 60320101

10. Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Mai Quynh Nam, Former Director of the Institute for Human Studies - Vietnam Academy of Social Sciences.

 (Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis: Research topic "Lang Son public with the news program 19h Vietnam Television and the news program of Lang Son Radio and Television" (survey from September 2017 to June 2018 with public objects aged 15 and over, aiming to study the relationship of Lang Son public with the current program of 19h Vietnam Television and the current news program Radio - Television Lang Son to know: Characteristics; approach; comment on the content and form as well as the desire of Lang Son public with two programs, thereby proposing solutions to attract the public, enhancing information efficiency accordingly.

            The dissertation clarifies the role of public research in the activities of press agencies in general and TV stations in particular, especially for each television news program, ie specialized public group. 

            The research methods used in the thesis include: Systemizing documents: Reading and searching documents, books, records, documents, ... related to the topic; synthesizing trends, contents of public research and television public mass media, studying television press and television news programs. At the same time, using data collection methods through social surveys to study by interview anket (by questionnaire); group discussion and in-depth interviews.

            The topic is a scientific basis to help leaders, researchers and the public pay attention to this issue in planning strategies to produce television news programs, so as to ensure internal quality However, it is both attractive to the public saying that they and the public in Lang Son province in particular. This is also a theoretical basis for the next research works in a new perspective.

            Through the implementation of the topic, it can be affirmed: public research plays a particularly important role in mass communication. Wanting effective journalism, requires journalists to know their public, treat them as customers, be special service objects. To know the object of service, it is necessary for journalists to go deeply into the nature, study the object carefully, create a common understanding to influence and change the way of thinking and behavior of the public. they are through communication. Public research activities will help press agencies to identify characteristics of subjects receiving information, planning development strategies and branding; attracting public interest as well as potential public.

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

12. Practical applicability, if any: Research results will contribute collectively and the development of mass media research in our country. Besides helping leaders of Vietnam Television Station and Lang Son Radio and Television Station, especially those who work on the news programs of the two stations, to further promote the strengths and overcome existing limitations in order to constantly improve the brand. communication results, affirming the growing position of the most important news program of Vietnam Television and Lang Son Radio and Television Station.

13. Further research directions, if any: The topic provides comprehensive information and systems on journalism public research, public television and public television news programs. This is also the first study on Lang Son public with the current program of 19h Vietnam Television and the news program on Lang Son Radio and Television. Therefore, the results of the dissertation will be meaningful and suggestive for the next public research topics in many different areas.

The topic is the application of research reasoning to a specific case: Lang Son public with the program of 19h Vietnam Television and the news program on Lang Son Radio and Television.

14. Thesis-related publications: None

 (List them in chronological order)

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây