Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Thu Hương 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:03/03/1982 4. Nơi sinh: Lạng Sơn
5. Quyết định công nhận học viên số: 1689/QĐ-XHNV ngày 11/7/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề buôn lậu trên sóng truyền hình các tỉnh phía Bắc
8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm Báo
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn “Vấn đề buôn lậu trên sóng truyền hình các tỉnh phía Bắc” ngoài phần mở đầu nêu lý do lựa chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng, phạm vị nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn có 3 chương:
Trong chương 1, luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm của báo chí, buôn lậu, phân biệt các loại hình buôn lậu, tác hại của buôn lậu ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam và các Nghị quyết của Đảng, Nghị định, văn bản của Chính phủ về vấn đề buôn lậu.
Trong chương 2, luận văn tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác phòng chống buôn lậu trên sóng truyền hình các tỉnh phía Bắc. Tập trung vào phân tích, làm rõ những thành công cũng như hạn chế trong vấn đề chống buôn lậu trên sóng truyền hình.
Trong chương 3, từ những thành công và hạn chế của truyền hình trong tuyên truyền vấn đề buôn lậu, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phát huy vai trò của truyền hình trong công tác đầu tranh chống buôn lậu.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đây là đề tài nghiên cứu về vấn đề buôn lậu trên sóng truyền hình tại các tỉnh phía Bắc. Vì vậy, nếu được thực hiện thành công, đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc hoạch định những chính sách thông tin, tạo cơ sở cho các nhà lãnh đạo các đài truyền hình, các phóng viên, biên tập viên trong quá trình thực hiện xem xét để điều chỉnh, nâng cao chất lượng chương trình trong thực hiện đấu tranh chống buôn lậu tại các tỉnh phía Bắc cũng như trên toàn quốc. Đồng thời, vể phía quản lý nước, Đảng và Nhà nước có thêm nhiều thông tin quan trọng để đề ra những quyết sách phù hợp trong công tác chống buôn lậu. Ngoài ra, luận văn còn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp và sinh viên báo chí tại các cơ sở đào tạo báo chí.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận văn này có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu trong công tác tuyên truyền, đấu tranh chống buôn lậu. Ví dụ như cách tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân trong đấu tranh chống buôn lậu, truyền thông để thay đổi cách thức đấu tranh của lực lượng chức năng khi triển khai công tác chống buôn lậu khu vực biên giới…
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1.Full name of student: Hoang Thi Thu Huong 2. Gender: Female
3. Date of birth: March 3, 1982 4. Place of birth: Lang Son
5. Decision to recognize students: 1689 / QD-XHNV on July 11, 2017 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The problem of smuggling on television in the Northern provinces
8. Major: Journalism; 9.Code: 60 32 01 01
10. Scientific supervisor: Assoc. Dr. Nguyen Thanh Loi, Editor-in-Chief of the Journalists
11. Summary of the results of the thesis:
Dissertation "The problem of smuggling on television in the Northern provinces" in addition to the introduction stated the reasons for choosing the topic, research history, research objectives and contents, objects, research scope, methods research methodology, theoretical and practical meaning of the thesis, thesis has 3 chapters:
In chapter 1, the dissertation clarifies the concept, characteristics of the press, smuggling, distinguishing the types of smuggling, how the impact of smuggling affects the Vietnamese economy and the Party's Resolutions. , Government decrees and documents on smuggling.
In chapter 2, the thesis focuses on analyzing and assessing the situation of prevention of smuggling on television in the Northern provinces. Focus on analyzing, clarifying the successes and limitations of anti-smuggling on television.
In chapter 3, from the successes and limitations of television in the propaganda of smuggling issues, the author boldly offers some solutions to promote the role of television in the early fight against smuggling.
12. Practical applicability:
This is a research topic on smuggling on television in the Northern provinces. Therefore, if successfully implemented, the topic could become a reference for managers in planning information policies, creating a basis for television station leaders and reporters. members and editors in the process of reviewing to improve and improve the quality of the program in the fight against smuggling in the Northern provinces as well as nationwide. At the same time, on the water management side, the Party and the State have more important information to set appropriate decisions in the fight against smuggling. In addition, the thesis can also become a reference for colleagues and journalism students at journalism training institutions.
13. Further research directions:
This thesis can open many research directions in propaganda and fighting against smuggling. For example, propaganda to raise people's awareness in the fight against smuggling and communication to change the struggle of functional forces when implementing anti-smuggling activities in border areas ...
14. Thesis-related publications: None
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn