TTLV: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, thành phố Hải Dương).

Thứ tư - 03/09/2014 03:03

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bùi Văn Lợi                                           2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/8/1969

4. Nơi sinh: Nam Hồng, Nam Sách, Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, thành phố Hải Dương).

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội 

9. Mã số: 60.90.01.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài: Công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung học cơ sở Ngọc Châu, thành phố Hải Dương) được tiến hành với mục đích tìm hiểu lý luận và thực tiễn về hành vi gây hấn của trẻ vị thành niên (VTN), từ đó thiết kế quy trình vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm vào can thiệp trợ giúp nhằm giảm thiểu hành vi tiêu cực này.

Về mặt lý luận, nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề cơ bản về HVGH bao gồm các lí thuyết lí giải về HVGH, khái niệm, bản chất, phân loại HVGH... Đồng thời, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến biện pháp can thiệp CTXH nhóm, đưa ra khái quát về CTXH trường học, cũng như lý luận về trẻ VTN.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đánh giá được phần nào thực trạng HVGH hiện nay ở trẻ VTN trên các phương diện từ nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, các yếu tố ảnh hưởng, các biện pháp can thiệp HVGH. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết nghiên cứu khi cho thấy HVGH đang là một vấn đề nổi cộm, có xu hướng gia tăng cả về mức độ lẫn tính chất nguy hiểm của hành vi. Vấn đề gây hấn, bạo lực học đường hay sự xuống cấp đạo đức ở học sinh để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là cho chính các em học sinh thuộc lứa tuổi VTN đang hằng ngày cắp sách tới trường. Cho thấy sự cần thiết phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp can thiệp của công tác xã hội là nhằm giảm thiểu hành vi tiêu cực này.

Trên cơ sở lý giải lý do lựa chọn và đề xuất biện pháp can thiệp, trợ giúp trẻ VTN có HVGH, chúng tôi tiến hành thực nghiệm biện pháp CTXH nhóm đối với nhóm trẻ có HVGH tại địa bàn được khảo sát. Kết quả, sau quá trình can thiệp trợ giúp, các em được trang bị kiến thức về HVGH, kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, được trải nghiệm các bài tập thư giãn cảm xúc, giá trị sống, tôn trọng, hòa bình... từ đó nhận thức, thái độ, hành vi của các em  đã có những thay đổi tích cực, HVGH đã được giảm thiểu.

12. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh được tính hiệu quả của CTXH nói chung, biện pháp CTXH nhóm nói riêng trong việc can thiệp trợ giúp đối với trẻ VTN có hành vi gây hấn. Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất áp dụng mô hình CTXH nhóm vào trường học nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề gây hấn, bạo lực học đường đang diễn ra rất phổ biến hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên kết quả thu được từ đề tài này, tôi dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo về Xây dựng mô hình công tác xã hội nhóm với trẻ em có hành vi lệch chuẩn nói chung, trẻ VTN có hành vi gây hấn nói riêng trong trường học.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Bui Van Loi                                                               2. Sex: Male

3. Date of birth: August 12, 1969.    

4. Place of  birth: Nam Sach District, Hai Dương Province

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 6/8/2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Group Social work with adolescents having aggressive actions (the case study at Ngoc Chau Secondary School, Hai Dương City).

8. Major: Social work                

9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr.  Nguyen Thi Kim Hoa

Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnamese National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

Subject study: Group social work with the interventional help for the adolescent having aggressive behaviors (the case of Ngoc Chau secondary School, Hai Duong City)

The study has been carried out to get to know about theories and facts of the adolescent who have aggressive behaviors, thereby putting forward a process of applying group social work into the interventional help aiming at reducing these negative behaviors. Theoretically, the study has clarified basic issues on aggressive behaviors including explanations of aggressive behaviors, the definition and classification of aggressive behaviors. At the same time it has systematized theoretical issues involving group social work solution, it has also generalized school social work as well as theories of the adolescent.

Practically, the study has partially analyzed the current situation of aggressive behaviors among the adolescent in terms of awareness, expressions, causes, consequences, impacts, solutions. Results of the study have coincided with the assumption that aggressive behaviors have been one of noticeable issues which tend to increase in frequency as well as level of danger. Aggressive behaviors, school violence and morality deterioration among students have resulted in negative impacts for families, schools, society, especially the adolescent themselves, those who go to school every day. This indicates the necessity of conducting comprehensive measures, one of which is group social work to reduce these negative behaviors.

On the basis of the reasons and interventional measures to help the adolescent of aggressive behaviors proposed, we have carried out the experimental group social work to help a number of local children who have aggressive behaviors in the target area. Consequently, after the process of interventional help, those children have been equipped with the knowledge of aggressive behaviors, living skills, and skills to react tense situations. They have also experienced relaxing exercises, learned the value of life and peace, etc. Hence, their awareness, attitudes, behaviors have changed dramatically. Their aggressive behaviors have decreased accordingly.

12. The possibility of practical application

Results of the study have approved the effectiveness of group social work in general, group social work in particular in the interventional help for the adolescent having aggressive behaviors. These are scientific and practical basis for the proposal of applying the model of group social work into schools to solve the problem of aggressive behaviors and school violence, which have been common these days.

13. Future intention of study

From the results of the study, we plan in the future to study further, establish and improve the model of group social work with the interventional help for the adolescent having aggressive behaviors in society in general and in schools in particular.

14. Thesis-related publications: No                                                                  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây