Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Đỗ Quỳnh Anh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/06/1988 4. Nơi sinh: Sapa – Lao Cai
5. Quyết định công nhận học viên số: 1833/QĐ - XHNV - SĐH, ngày: 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quá trình phát triển của tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu từ 1994 đến nay
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60310206
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Hồng Hạnh – Giảng viên Khoa Quốc tế học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) là một tổ chức an ninh liên khu vực có lịch sử hình thành phức tạp với Tiền thân là Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu (CSCE), đây là một trong những nỗ lực nhằm hóa giải mâu thuẫn đối đầu giữa hai khối TBCN - XHCN đứng đầu là Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Trong Chương 1, luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Hội nghị trong 2 thập kỷ (1974-1994). Tuy nhiên, do yêu cầu lịch sử và những mâu thuẫn trong nội bộ CSCE, nên Hội nghị này đã có sự chuyển đổi mô hình hoạt động, từ một Hội nghị tự nguyện trở thành một tổ chức an ninh khu vực với đầy đủ cơ cấu điều hành và chức năng hoạt động toàn diện vào năm 1994. Kể từ đây, với tư cách một tổ chức hợp tác quốc tế về an ninh, OSCE đã có những điều kiện tốt hơn để thể hiện vai trò của mình trong việc duy trì, kiến tạo nền hòa bình Châu Âu và các vùng phụ cận.
Trong Chương 2, luận văn đưa ra một bức tranh toàn cảnh về mô hình hoạt động của OSCE. Hiện tại, OSCE đã xây dựng cho mình một cơ cấu làm việc với đầy đủ chức năng, hệ thống điều hành và những chương trình hoạt động cụ thể trong các lĩnh vực. Trong giai đoạn từ 1994 - nay, ngoài vai trò của một trung gian hòa giải thì OSCE có nhiều đóng góp quan trọng đối với khu vực châu Âu trong việc thiết lập và thúc đẩy các vấn đề liên quan đến an ninh: Quản lý, tái thiết và phục hồi sau xung đột; Phát triển nhân quyền; Gìn giữ môi trường…
Trong Chương 3, luận văn đã mở rộng liên hệ giữa OSCE với các tổ chức quốc tế và khu vực: LHQ, NATO, EU, CoE, CIS… trong các hoạt động tái thiết an ninh và gìn giữ hòa bình nhân loại.
Thông qua nghiên cứu về OSCE, bài viết đưa ra một số gợi ý về mô hình hợp tác và phát triển cho Cộng đồng ASEAN trong tương lai.
Tại thời điểm hiện tại, OSCE đang giữ tư cách một nhà trung gian hòa giải trong vấn đề Ukraina. OSCE được mong đợi sẽ là tổ chức thúc đẩy sự bình ổn và hòa bình tại điểm nóng xung đột này. Với bề dày phát triển cùng với những thành tựu đã đạt được, OSCE xứng đáng nhận được nhiều kỳ vọng của cộng đồng quốc tế cho những bước tiến của mình trong tương lai.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Có thể dùng làm tài liệu tham khảo về Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Có thể phát triển thành đề tài Nghiên cứu sinh
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
MASTER’S THESIS INFORMATION
3. Date of birth: June 23, 1988 4. Place of birth: Sapa, Lao Cai
5. Decision on student acknowledgement No. 1833/QD – XHNV – SDH, dated on October 21, 2010 by Principal of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University
6. Changes during training period: None
7. Master’s thesis name: Development period of Organization for Security and Co-operation in Europe from 1994 up to now
8. Major: International relations; Code: 60310206
9. Thesis instructor: Dr. Bui Hong Hanh – Professor in International Faculty – University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University
10. Summary of master’s thesis results:
Organization for Security and Co-operation in Europe (OSCE) is an interregional organization with complicated establishment history, origins in Conference on Security and Co-operation in Europe (CSCE), which was effort to reduce conflicts between Capitalism and Socialism blocks headed by the United States of America and the Soviet Union in Cold War.
In Chapter 1, master’s thesis clarified establishment and development period of the Conference during two decades (1974-1994). However, due to history requirements and internal conflicts rising inside CSCE, the Conference changed its role, from a voluntary conference into a regional security organization with overall management structure and organization in 1994. From this event, acting as an international co-operation organization on security, OSCE has had better conditions to play its role on establishing and maintaining peace in Europe and neighboring regions.
In Chapter 2, master’s thesis drew an overall picture of OSCE’s working organization. Currently, OSCE built its own working structure with purposes, managing system and detailed working programs in aspects. From 1994 up to now, besides playing its role as an intermediation for conciliation, OSCE has importation contributions in Europe on establishing and promoting security issues; post-conflict management, rehabilitation and improvement; human rights development; environment protection., etc.
In Chapter 3, master’s thesis broadened relations among OSCE and other regional and international organizations: United Nations, NATO, EU, CoE, CIS, etc. in security rehabilitation and world peace protection activities.
Based on studies on OSCE, the thesis gave implementations on co-operation and development model for ASEAN Community in the future.
In the current time, OSCE maintained intermediation role in Ukraine crisis. OSCE is put as organization to promote stabilization and peace in this hot spot of conflict. With its history and outstanding achievements, OSCE deserves world hopes on its development in the future.
11. Ability to apply on reality:
This master’s thesis might be used as reference on Organization for Security and Co-operation in Europe (OSCE).
12. Potential on upcoming study:
This master’s thesis might be developed to PhD thesis.
13. Published studies related to this master’s thesis: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn