Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lý Tư Nghi (Li Sining)
2. Giới tính : Nữ
3. Ngày sinh: 16/08/1992
4. Nơi sinh: Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số: 3071/2015/QĐ-XHNV, ngày 9 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: So sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ “Được, Bị, Phải” của tiếng Việt với từ “Bị” của tiếng Hán.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.02.40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Đức Nghiệu
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn này nghiên cứu so sánh ngữ pháp, ngữ nghĩa các từ mang ý nghĩa bị động “Được, Bị, Phải” của tiếng Việt với từ “Bị” của tiếng Hán, làm rõ được sự tương đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ. Kết cấu luận văn này gồm ba chương:
Chương 1: Phân tích tổng quan về tình hình nghiên cứu: nghĩa bị động, phương tiện dấu hiệu biểu hiện nghĩa bị động, cấu trúc bị động, câu bị động v.v.
Chương 2: Thảo luận và so sánh được của tiếng Viêt (biểu thị ý nghĩa bị động với tình thái đánh giá “may mắn/ phù hợp với mong muốn, yêu cầu”) với phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Hán.
Chương 3: Thảo luận và so sánh bị, phải của tiếng Việt (biểu thị ý nghĩa bị động với tình thái đánh giá “không may mắn/ không phù hợp với mong muốn, yêu cầu”) với phương tiện biểu thị tương đương trong tiếng Hán.
Ngoài các nội dung trên luận văn cũng đề cập so sánh cấu trúc bị động và câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Hán.
Kết luận: Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ đơn lập, thể hiện ý nghĩa bị động khác với các ngôn ngữ Ấn Âu, là bằng phương tiện từ vựng chứ không thể hiện bằng dạng bị động của động từ (tức là bằng sự biến đổi hình thái của từ). Nhưng vẫn có khác biệt về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp. Tuy “Được, Bị, Phải” trong tiếng Việt đều là từ gốc Hán, nhưng theo sự phát triển của tiếng Việt, chúng dần dần được Việt hóa, phái sinh nhiều ý nghĩa và cách dùng khác với tiếng Hán. Từ “Bị” của tiếng Hán là một từ mang ý nghĩa bị động, nhưng ý nghĩa và cách dùng của nó đều không hoàn toàn tương đương với “Được, Bị, Phải” của tiếng Việt.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả luận văn này có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy và học tiếng Hán của người Việt, học và dạy tiếng Việt của người Trung Quốc.
12. Những nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu đối chiếu Việt – Hán ý nghĩa và phương thức biểu thị nghĩa bị động, câu bị động.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Li Sining 2. Sex: Felmale
3. Date of birth: August 16th, 1992 4. Place of birth: Changsha, Hunan, China
5. Admission decision number: 3071/2015/QĐ-XHNV on December 9th, 2015 issued by Rector of University of Social Science and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Contrast grammar, semantics of the “Được, Bị, Phải” in Vietnanese and “Bị” in Chinese
8. Major: Linguistics Code: 60.22.02.40
9. Supervisors: Prof.DR. Vu Duc Nghieu
10. Summary of the thesis’s findings:
This paper intended for recearch grammar, semantics of the words means passive “Được, Bị, Phải” in Vietnanese and “Bị” in Chinese, to figure out the same and the difference between these two languages. The thesis consists of three chapters:
Chapter 1: An overview of the research situation: passive meaning, means of expression for passive, passive structure, passive sentence and so on.
Chapter 2: Discussion and comparison on the word “Được” in Vietnamese (have passive meaning and the status of “lucky/ match the desire, the need”) with the equivalent expression in Chinese.
Chapter 3: Discussion and comparison on the word “Bị, Phải” in Vietnamese (have passive meaning and the status of “unlucky/ not match the desire, the need”) with the equivalent expression in Chinese.
In addition to the above, the thesis also mention passive structure and passive sentences in Vietnamese and Chinese.
Conclusion: Vietnamese and Chinese are the isolating language, expressing passive meaning different from the Indo-European languages, is embodied by word rather than by the passive voice of the verb (by morphological change of the word). But there are still differences in grammar and semantics. Though “Được, Bị, Phải” in Vietnamese are Chinese – Vietnamese, but with the development of Vietnamese gradually Vietnamization, derives many meanings and usages not in Chinese. The word “Bị” in Chinese is a passive word, but its meanings and usages are not exactly corresponding “Được, Bị, Phải” in Vietnamese.
11. Practical applicability:
The results of this thesis can be applied to the practice of teach and learn the Chinese of the Vietnamese, study and teach Vietnamese of the Chinese.
12. The future research:
Continuing to study the comparison between Vietnamese and Chinese meaning and mode of expression of passive meaning, passive sentences.
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn