TTLV: Đặc điểm ngôn ngữ trong tiêu đề các tác phẩm văn học của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá và cách dịch sang tiếng Việt

Thứ tư - 22/06/2022 04:21
1. Họ và tên học viên: Phạm Viết Nhật
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/10/1991
4. Nơi sinh: Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1308/QĐ-XHNV ngày 24/7 /2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm ngôn ngữ trong tiêu đề các tác phẩm văn học của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá và cách dịch sang tiếng Việt.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học;                                                       Mã số: 8229020.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua việc khảo sát tiêu đề 194 tác phẩm văn học của ba tác giả Lỗ Tấn, Ba Kim và Lão Xá và 74 lời dịch sang tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy: về số lượng âm tiết trong tiêu đề xê dịch từ 1 đến 10, trong đó nhiều nhất là 2 âm tiết, gồm 62/194, chiếm 31,96%. Về cấu trúc, số lượng tiêu đề thuộc cụm định - trung nhiều nhất, chiếm 36,60%; cụm danh từ chiếm 32,47%. Về cơ sở định danh, số lượng tiêu đề chỉ sự việc nhiều nhất, gồm 73/194, chiếm 37,63%, chỉ sự vật gồm 59/194, chiếm 30,42%. Về nghệ thuật, thủ pháp ẩn dụ được vận dụng một cách khéo léo. Ngoài ra, tính tiết tấu, tính mộc mạc, giản dị, “bình cũ rượu mới”… đều là những đặc điểm nổi bật của tiêu đề tác phẩm. Biểu hiện cụ thể trong tiêu đề của từng tác giả có sự khác nhau nhất định. Về thực trạng dịch tiêu đề, kết quả khảo sát cho thấy, có 27/74, chiếm 36,49% áp dụng phương pháp dịch âm, 47/74, chiếm 63,51% áp dụng phương pháp dịch nghĩa. Về kỹ xảo dịch, các dịch giả đã chú trọng việc thêm, bớt từ, chuyển hóa ngôn từ và các thủ pháp khác. Bên cạnh những lời dịch đảm bảo các tiêu chuẩn tín, đạt, nhã. Ngoài ra còn một số lời dịch xa rời, thậm chí là sai lệch so với nguyên bản. Qua phân tích nguyên nhân, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bản dịch.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đánh giá được cơ sở định danh, sự liên kết giữa tiêu đề tác phẩm và nội dung, đồng thời có đóng góp cho việc dịch tiêu đề tác phẩm Trung Quốc sang tiếng Việt.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Sau khi luận văn hoàn thành, chúng tôi mong tiếp tục phát triển đề tài lên cấp Luận án tiến sĩ, mở rộng sang đối chiếu tiêu đề tác phẩm văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam cũng như vấn đề đối dịch tiêu đề tác phẩm văn học Trung – Việt.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Phạm Ngọc Hàm, Phạm Viết Nhật (2021), “Đặc điểm ngôn ngữ trong tiêu đề tác phẩm văn học của Lỗ Tấn". Ngôn ngữ và đời sống Số 9(316) 2021
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Viet Nhat
2. Sex: Male
3. Date of birth: 20/10/1991
4. Place of birth: Cam Xuyen, Ha Tinh province
5. Admission decision number: No 1308/QĐ-XHNV Dated: 24/7/2020 by The Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Linguistic features in the titles of literary works by Lu Xun, Ba Jin, Lao She and their translation into Vietnamese.
8. Major: Linguistics                              Code: 8229020.01
9. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Pham Ngoc Ham
10. Summary of the findings of the thesis:
Through surveying the titles of 194 literary works by three authors Lu Xun, Ba Jin and Lao She and 74 titles translated into Vietnamese, we found that the number of syllables in the title shifted from 1 to 10. , of which the most are 2 syllables, including 62/194, accounting for 31.96%. In terms of structure, the number of titles belonging to phrase of adjunct and center word is the most, accounting for 36.60%; noun phrases accounted for 32.47%. On the basis of identifiers, the number of titles indicating events is the highest, including 73/194, accounting for 37.63%, and referring to things, including 59/194, accounting for 30.42%. In terms of art, metaphors are skillfully used. In addition, the rhythm, the rusticity, the simplicity, the "old bottle with new wine"… are all outstanding features of the title of the work. The specific expression in the title of each author has certain differences. Regarding the status of title translation, the survey results showed that 27/74, accounting for 36.49%, applied the negative translation method, 47/74, accounting for 63.51%, applied the meaning translation method. Regarding translation techniques, translators have focused on adding and removing words, transforming words and other tricks. In addition to the translations, ensure the standards of faithfulness, comprehensibility, and good-form. There are also some translations that are far from, even deviate from the original. Through analyzing the causes, the thesis has made some recommendations to improve the quality of translation.
11. Practical applicability, if any: Assess the basis of identifiers, the connections between the literary work title and the content, and contributing to the translation of the Chinese literary  work title into Vietnamese.
12. Further research directions, if any: After the master's thesis is completed, we hope to continue to develop the topic to the level of doctoral thesis, expanding to compare titles of modern Chinese and Vietnamese literary works as well as the issue of translation. titles of Chinese-Vietnamese literary works.
13. Thesis-related publications:
- Pham Ngoc Ham, Pham Viet Nhat (2021) “Linguistic features of titles of literary works by Lu Xun” Journal of Language and life, No 9 (316) 2021

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây