Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Hiếu
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/08/1987
4. Nơi sinh: thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Hải Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài "Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên" được tiến hành với mục đích tìm hiểu về hiệu quả mô hình Quản lý cộng đồng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) thông qua hoạt động của dự án “Thúc đẩy sự tham gia của người dân nông thôn hướng tới phát triển bền vững tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” giai đoạn 2011 – 2014, do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (Bread for the World) và tổ chức Misereor của Cộng Hòa Liên Bang Đức tài trợ, Trung tâm Hỗ trợ hát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) quản lý và thực hiện.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng mô hình Quản lý cộng đồng thực hiện tại xã Phúc Thuận đã giải quyết được cơ bản các vấn đề của cộng đồng nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình cũng góp phần nâng cao năng lực cho người dân và chính quyền địa phương, cải thiện điều kiện sống của người dân và thúc đẩy tối đa sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển cộng đồng. Nghiên cứu cũng cho thấy mô hình Quản lý cộng đồng có khả năng ứng dụng và nhân rộng trên thực tiễn, đặc biệt mô hình cũng có khả năng ứng dụng trong các chương trình, dự án của Nhà nước như: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do có nhiều điểm tương đồng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng góp phần hệ thống hóa mô hình Quản lý cộng đồng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và thực hành hợp phần Phát triển cộng đồng của bộ môn Công tác xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã giới thiệu thêm một mô hình phát triển cộng đồng trên thực tế, làm phong phú thêm cho lĩnh vực phát triển cộng đồng tại Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Lĩnh vực công tác xã hội nói chung và Phát triển cộng đồng nói riêng ở nước ta vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu đưa ra một mô hình phát triển cộng đồng đã được thực nghiệm trên thực tế và đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp vào mục tiêu phát triển cộng đồng, đặc biệt là phát triển các cộng đồng yếu kém, cộng đồng có vấn đề. Qua nghiên cứu cho thấy, mô hình Quản lý cộng đồng có cách tiếp cận phù hợp, quy trình đơn giản, phương pháp thực hiện linh hoạt, dễ vận dụng và có nhiều điểm tương đồng với các chương trình dự án phát triển của nhà nước Việt Nam.
Trong khuôn khổ dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam – giai đoạn 2 (PCM 2) do Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ, Trung tâm DWC quản lý và thực hiện ở Thái Nguyên và Quảng Bình, việc thể chế hóa Quản lý cộng đồng vào Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh này đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Đồng thời, chuỗi các hoạt động vận động chính sách cũng được thực hiện và thu hút được sự quan tâm của Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bối cảnh này là điều kiện thuận lợi để mô hình Quản lý cộng đồng được áp dụng và nhân rộng trong tương lai, trước hết là trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh Thái Nguyên và Quảng Bình.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Dựa trên kết quả thu được từ đề tài này, tôi dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo về tính bền vững của mô hình Quản lý cộng đồng trên thực tế và khả năng đưa vào chương trình giảng dậy, thực hành hợp phần Phát triển cộng đồng trong môn Công tác xã hội trong trường học.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyễn Thị Thu Hiếu 2. Sex: Female
3. Date of birth: August 18, 1987 4. Place of birth: Nam Dinh City, Nam Dinh Province
5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated 06/8/2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: no
7. Official thesis title: Evaluate the effectiveness of the Community Management model of The center for promoting Development for Women and Children (DWC) in Phuc Thuan commune, Pho Yen district, Thai Nguyen province.
8. Major: Social work 9. Code: 60.90.01.01
10. Supervisors: Dr. Nguyễn Trung Hải
Faculty of Socialwork, University of Labour and Social Affair, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
Entitled “Evaluate the effectiveness of the Community Management model of The center for promoting Development for Women and Children (DWC) in Phuc Thuan commune, Pho Yen district, Thai Nguyen province" was conducted with the aim to learn about effective Management model of community development Support Center for Women and Children (DWC) through the operation of the project " Improvement of the participation of local communities to raise their living standard in Phuc Thuan and Dong Tien commune, Pho Yen district, Thai Nguyen province, Vietnam", period 2011 - 2014, by the Bread for the World and Misereor (The Federal Republic of Germany) funded, Centre for promoting development for Women and Chirldren (DWC) management and implementation.
Research has shown that community management model implemented in Phuc Thuan has been basically solved the problem of the research community. Besides, the implementation model also contribute to improving the capacity of people and local authorities, to improve the living conditions of the people and promote maximum participation of citizens in community development co. Research also shows that community management model capable of application and replication in practice, special model is also capable of application in programs and projects of the State, such as the National Target Program in building a new countryside, the National target Programme for sustainable poverty reduction because there are many similarities. In addition, the study also contributes to system management model of community service reference for research, teaching and practice of community development component of the social work department. In addition, researchers have introduced a model of community development in practice, enrich the field of community development in Vietnam.
12. Practical applicability:
The field of social work in general and in particular community development in our country is still in the process of development and improvement. The research results provide a model for community development is empirical fact and achieved some positive results, contributing to community development goals, particularly the development of poor communities problems. Through research shows that community management model approach consistent, simple process, methodology flexible, easy to use and has many similarities with the program's development projects Vietnam. In the framework of the project Promoting Community Management in Vietnam - Phase 2 (PCM 2) by the Agency Swiss Development Cooperation (SDC) funded Center DWC management and implementation in Thai Nguyen, Quang average, the institutionalization of community management at target Program national Rural new construction in these areas is being boosted. At the same time, a series of advocacy activities are carried out and attract the attention of the Central Coordination Office for National Target Program to build a new countryside.
This context is favorable to the community management model is applied and replicated in the future, primarily in the National Target Program to build new rural in Thai Nguyen and Quang Binh.
13. Further research directions:
Based on the results obtained from the subject, I expected direction of further research on the sustainability of the community management model in practice and the ability to put into curricula and practice of Community Development Council of social Work courses in schools.
14. Thesis-related publications: no
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn