TTLV: Đồ gốm sứ thời Trần – Hồ ở khu vực thành Tây Đô

Thứ ba - 03/11/2015 23:03

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Bình 

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 01/02/1985

4. Nơi sinh: Xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Đồ gốm sứ thời Trần – Hồ ở khu vực thành Tây Đô

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học              Mã số: 60.22.03.17

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Dũng, viện Khảo cổ học

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Tập hợp các tư liệu nghiên cứu về khu vực Tây Đô như: Cổ sử, địa chí, sách, báo, truyền thuyết, về các nhân vật lịch sử, tạp chí, luận văn, luận án tiến sỹ về di tích, nghệ thuật, chính sách cải cách và vật liệu kiến trúc, điền trang - thái ấp thời Trần - Hồ…Đặc biệt là nguồn tài liệu từ các cuộc khai quật tại khu vực này. Đây là nguồn tài liệu chính, cơ bản để tác giả thực hiện đề tài luận văn.

- Trên cơ sở tập hợp, chỉnh lý, nghiên cứu nguồn tài liệu vật thật luận văn đã chỉ ra đồ gốm men thời Trần – Hồ khai quật tại khu vực thành Tây Đô có các đặc điểm sau:

+ Về loại hình: tổng số đồ gốm men thời Trần - Hồ thu được qua các cuộc khai quật tại khu vực Tây Đô là 2.255 hiện vật,  trong đó có 221 hiện vật còn nhận được dáng, chiếm tỷ lệ 10% tổng số hiện vật, với 9 loại hình là: bát, đĩa, bình, bình vôi, chậu, cốc, liễn, lọ và âu. Trong đó bát có 158 tiêu bản, dựa và hình dáng và hoa văn trang trí bát được chia thành 20 loại (L1 – L20). Đĩa có 47  tiêu bản, được phân thành 13 loại (L1-L13). Bình có 1 tiêu bản. Bình vôi có 02 tiêu bản. Chậu có 1 tiêu bản. Cốc có 6 tiêu bản, phân thành 2 loại. Liễn có 1 tiêu bản. Lọ có 2 tiêu bản. Âu có 3 tiêu bản.

Việc phân loại, chỉnh lý kỹ lưỡng cho thấy một số đồ gốm có khả năng được sản xuất vào thời nhà Hồ như: Bát loại 8, bát loại 9, bát loại 16. Một số loại hình khác tuy vẫn giữ dáng truyền thống từ thời Lý – Trần song cũng đã có nhưng điểm khác biệt.

Ngoài ra có 2.034 mảnh vỡ, chiếm 90% tổng số đồ gốm men khai quật được tại khu vực Tây Đô. Các mảnh vỡ gồm mảnh miệng, mảnh thân, mảnh đáy và mảnh nắp thuộc các dòng gốm men trắng, men ngọc, men nâu, gốm hai màu men, men xanh lá cây, men trắng vẽ lam, gốm hoa nâu và mảnh gốm bị tróc men.

+ Về dòng men, có men trắng, men ngọc, men nâu, gốm 2 mầu men, men trắng vẽ lam, gốm hoa nâu và men xanh lá cây, trong đó gốm men trắng chiếm số lượng chủ yếu.

+ Về tạo dáng, hầu hết loại hình bát thời Trần – Hồ ở Tây Đô được tạo dáng từ ý tưởng một bông hoa, trong đó đặc biệt phải kể đến loại bát mà ở vành miệng cắt khấc thể hiện các cánh hoa. Đĩa thì chỉ có một bộ phận có cùng ý tưởng như tạo dáng bát nhưng bộ phận còn lại tạo dáng đơn giản hơn. Đáng chú ý là loại hình đĩa chân cao cũng bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn này. Kỹ thụât tạo dáng vẫn theo truyền thống là vuốt tay.

+ Về hoa văn trang trí, các mô típ trang trí chủ đạo vẫn là sen và cúc. Tuy nhiên, các đồ gốm được trang trí hoa cúc và  kết hợp các mô típ khác có số lượng nhiều hơn.Đồ gốm ở đây không chỉ được trang trí bên ngoài, bên trong mà còn kết hợp cả bên trong và bên ngoài.

+ Về kỹ thuật chống dính men gồm các kỹ thuật: nung đơn chiếc, sử dụng con kê gốm, ve lòng…Trong đó kỹ thuật dùng con kê gốm vẫn chiếm tỷ lệ cao.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Trần Anh Dũng, Hà Mạnh Thắng, Phan Bình Nguyên, Nguyễn Đức Bình, Đỗ Quang Trọng, Trương Hoài Nam: Khai quật di tích Đàn Nam Giao (Thanh Hoá) lần thứ ba, năm 2008. NPHMVKCH năm 2009, tr.360-362.

- Nguyễn Đức Bình và Đoàn khai quật: Sưu tập gốm men địa điểm chùa Linh Xứng (Thanh Hoá). NPHMVKCH năm 2010, tr.448-449.

- Nguyễn Đức Bình và Nhóm khai quật: Các loại hình hiện vật tại địa điểm thi công nút giao thông Văn Cao - Hồ Tây (Hà Nội). NPHMVKCH năm 2010, tr.452-454.

- Tống Trung Tín (cb), Ngô Hoài Chung, Đỗ Quang Trọng, Lê Thị Liên, Trần Anh Dũng, Nguyễn Xuân Toán, Trương Hoài Nam, Nguyễn Đức Bình, Mai Thùy Linh , Thành Nhà Hồ Thanh Hóa, Nxb KHXH, Hà Nội, 2011.

- Tống Trung Tín, Hà Văn Cẩn, Bùi Vinh, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Đăng Cường, Mai Thùy Linh, Nguyễn Hữu Thiết, Nguyễn Văn Mạnh, Đỗ Đức Tuệ, Nguyễn Cao Cường, Đặng Thị Hòa, Khiếu Thị Trang, Nguyễn Doãn Văn: Kết quả khai quật địa điểm Văn Cao – Hoàng Hoa Thám (Ba Đình – Hà Nội), NPHMVKCH năm 2012, tr.259 – 261.

- Tống Trung Tín, Trần Anh Dũng, Đỗ Quang Trọng, Hà Mạnh Thắng, Trương Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hữu Tam, Trương Hoài Nam (2012), Đàn tế Nam Giao (Thành Nhà Hồ): Nhận thức năm 2012, Khảo cổ học (số 2), tr.50-62.

- Nguyễn Đức Bình: Gốm men thời Trần khu vực đàn Nam Giao, Thanh Hóa (xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), NPHMVKCH năm 2013, tr 463 – 364.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Duc Binh                       2. Sex: Male

3. Date of birth: 01/02/1985                             4. Place of  birth: Lien Mac commune, Thanh Ha district, Hai Duong province.

5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated 14/10/2012, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Ceramics of Tran - Ho Dynasties in Tay Do Citadel

8. Major: Archaeology                                    Code: 60.22.03.17          

9. Supervisors: Dr. Tran Anh Dung, Institute of Archaeology                             

10. Summary of the findings of the thesis:

- Gathering the research documents on Tay Do area such as: ancient history, monography, books, newspapers, legend on historic characters, journals, Master's theses, Doctoral theses, arts, reform policies and architectural materials, Tran-Ho-dynasty estates and feuds and so on, particularly the records recovered from excavations in this area. These are the main and fundamental sources of documents on which the author does the thesis subject.

- On basis of gathering, classifying and studying the real records, the thesis has pointed out the characteristics of the Tran - Ho glazed ceramics excavated in Tay Do citadel as follows:

+ Typologically: A total number of Tran - Ho glazed ceramics recovered from excavations in Tay Do citadel is 2255, 221 of which are still identifiable in terms of their forms, accounting for 10% of total artefacts, with 9 types: bowl, plates, jar, lime-pot, basin, cup, pot, vase and container. Of which, there are 158 bowls divided into 20 types (L1-L20) given their forms and decorative motifs. There are 47 plates grouped into 13 types (L1-L13). There are only one pot, two lime-pots, one basin. There are six cups sorted into 2 types. There are one vase, two pots and three containers. 

The thorough classification shows a possibility that some ceramics have been produced in Ho period of time such as bowl type 8, 9 and 16. Although some other types are shown to maintain the traditional Ly - Tran forms, there are some different points. 

Apart from that, there are 2034 sherds, accounting for 90% of total glazes excavated in the Tay Do area. They include rim, body, base and cover pertaining to white, celadon, brown glazes, two-colour, green, blue and white, brown ones and those with come-off glaze.

+ Regarding the glaze line, there are the white, celadon, brown, two-colour, blue and white, brown and green, of which the white are predominant.

+ Regarding the shaping, most of Tran - Ho bowls found in Tay Do have been shaped based on a flower thought, of which especially include the bowl type with notched rims showing petals. There are some plates sharing the same thought as bowl shaping, but the rest is created simpler. Most noticeably, the high-foot plates also come into being at this period of time. The shaping technology is still following the manual-making tradition.

+ Regarding the decorative motif, the primary decorative motifs are still lotus and daisy. However, ceramics decorated with daisy combined with other motifs are of more quantity. The decoration is not only applied on the outer face, but also both inner and outer ones.

+ Regarding the anti-stick glaze technique: including such techniques as single-item fire, using the earthenware spacer and unglazed ring (circular trace where glaze removed) Of which, the earthenware spacer are more frequently employed.

11. Practical applicability, if any

12. Further research directions, if any

13. Thesis-related publications:

- Trần Anh Dũng, Hà Mạnh Thắng, Phan Bình Nguyên, Nguyễn Đức Bình, Đỗ Quang Trọng, Trương Hoài Nam: Third excavation at Dan Nam Giao site (Thanh Hoa) in 2008. New Archaeological Discoveries in 2009, p.360-362.

- Nguyễn Đức Bình and excavation team: A collection of glazed ceramics at Linh Xung pagoda site. New Archaeological Discoveries in 2010, p.448-449.

- Nguyễn Đức Bình and excavation team: The artefact types at construction site of Van Cao - West Lake crossroad (Hanoi). New Archaeological Discoveries in 2010, p.452-454.

- Tống Trung Tín (cb), Ngô Hoài Chung, Đỗ Quang Trọng, Lê Thị Liên, Trần Anh Dũng, Nguyễn Xuân Toán, Trương Hoài Nam, Nguyễn Đức Bình, Mai Thùy Linh: The Ho Citadel in Thanh Hoa. Publication House of Social Sciences, Hanoi, 2011.

- Tống Trung Tín, Hà Văn Cẩn, Bùi Vinh, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Đăng Cường, Mai Thùy Linh, Nguyễn Hữu Thiết, Nguyễn Văn Mạnh, Đỗ Đức Tuệ, Nguyễn Cao Cường, Đặng Thị Hòa, Khiếu Thị Trang, Nguyễn Doãn Văn: Excavation results from Van Cao - Hoang Hoa Tham site (Ba Dinh - Hanoi). New Archaeological Discoveries in 2012, p.259 – 261.

- Tống Trung Tín, Trần Anh Dũng, Đỗ Quang Trọng, Hà Mạnh Thắng, Trương Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hữu Tam, Trương Hoài Nam (2012): The sacrifice site of Nam Giao (The Ho Citadel): Perception in 2012, Archaeology (No.2), p.50-62.

- Nguyễn Đức Bình: The glazed ceramics of Tran dynasty in Dan Nam Giao site (Vinh Thanh commune, Vinh Loc district, Thanh Hoa province), New Archaeological Discoveries in 2013, p.463 – 364.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây