TTLV: Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của hộ nghèo ở thành thị (Nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An)

Thứ ba - 03/11/2015 23:11

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phan Thị Thúy Hà            

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 25/12/1984

4. Nơi sinh: Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của hộ nghèo ở thành thị (Nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An)

8. Chuyên ngành: Xã hội học                       Mã số: 60.31.30

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng – Phó chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nghiên cứu hướng đến việc mô tả và đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của hộ nghèo ở thành thị, làm rõ những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dich vụ y tế của hộ nghèo. Từ đó đưa ra các kiến nghị điều chỉnh hay thay đổi các chính sách đối với các hộ nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo ở thành phố Vinh, cũng như hướng đến trợ giúp cho các nhóm tương tự. Nghiên cứu làm rõ các nội dung sau: (1) Thực trạng tiếp cận với các dịch vụ y tế của hộ nghèo ở thành thị khi chưa mắc bệnh và khi đã mắc bệnh; (2) Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế (bao gồm dịch vụ thuốc, dịch vụ khám và dịch vụ chữa) của hộ nghèo. Hơn nữa, nghiên cứu hướng đến so sánh mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế của nhóm hộ nghèo với các nhóm khác trong xã hội để thấy rõ hơn bức tranh thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm hộ nghèo và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người nghèo.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách có một cái nhìn thực tế hơn về việc tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo hiện nay. Kết quả này cũng có thể được sử dụng để góp phần làm giảm sự bất bình đẳng và tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế cho người nghèo trên địa bàn khảo sát cũng như trên các địa bàn tương tự, tiến tới mục têu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng nghiên cứu theo hướng mở rộng đối tượng nghiên cứu đến các hộ nghèo ở các vùng nông thôn miền núi để nhận diện rõ hơn các yếu tố về nhân khẩu xã hội cũng như các yếu tố khác đã tác động như thế nào đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế của hộ nghèo.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phan Thi Thuy Ha                      2. Sex: Female

3. Date of birth: 25th December, 1984              4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Dated 21th October, 2010, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Factors contribute to medical services accessibility of low-income urban households (a study conducted in Vinh city, Nghe An province)

8. Major: Sociology                                         Code: 60.31.30

9. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Trinh Van Tung, Vice dean of Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

Our study tried to describe and assess the reality of accessing medical services in low-income urban population to determine the contributing factors of this fact. Based on these knowledge, policy related adjustments or changes are proposed in order to improve the living standard of low-income households in Vinh city, as well as other similar groups. Our study would clarify the following points: (1) Medical services accessibility among urban low-income households before and after a member got sick in reality; (2) Factors that contribute to their medical services accessibility (including pharmacy service, examining service and treating service). Moreover, levels of medical services accessing of other social groups are also put in comparison to furtherly understand the reality and to propose some solution to improve the quality of medical services for low-income people.

11. Practical applicability, if any:

This study provides its result as a database for policy makers to have a better view on current medical services accessibility of low-income people. The result may also be used to diminish the inequality and increase the chance of accessing to medical services of low-income people living in the studied area as well as other similar cities to get closer to the target of: wealthy people, strong country, equal, democratic and civilized society.

12. Further research directions, if any:

The prospect of this research is to expand the studied population to those living in the rural and mountainous area to clarify how the social identification and other factors affect the accessibility of low-income households

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây