Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Huệ 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/6/1986
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày: 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học, thực trạng và giải pháp
8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa – Chủ nhiệm Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Vấn đề việc làm sau khi ra trường luôn là điều quan tâm của sinh viên nhiều ngành khoa học nói chung và của sinh viên ngành xã hội học nói riêng, qua điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết quả như sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ sinh viên Khoa Xã hội học – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ra trường đã có việc làm là 100%, có tới một nửa trong mẫu khảo sát tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Cũng có tới gần một nửa (48,5%) số người được hỏi tìm được công việc rất phù hợp và phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Thu nhập tương đối ổn định, 55,0% số sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm có mức từ 3 đến dưới 6 triệu trên một tháng.
Số sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được công việc theo đánh giá của họ là rất ổn định và ổn định chiếm 67,5%
Thứ hai: Kháo sát cho thấy sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm hiện nay phân bố trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là làm trong khu vực nhà nước, sau đó là tư nhân và các công ty cổ phần.
Thứ ba: Khoảng cách giữa ngành nghề được đào tạo và yêu cầu thực tế của việc làm chính là tầm quan trọng và khả năng đáp ứng các kĩ năng mềm theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Thứ tư: Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chủ yếu là nguồn thông tin hỗ trợ mà phần nhiều là từ phía bố mẹ, người thân trong gia đình.
Tầm quan trọng của việc nhận thức và trang bị nhóm kĩ năng chuyên biệt nghề, nhóm kĩ năng bổ sung cũng như nhóm kĩ năng mềm cơ bản và nâng cao
Làm thêm cũng có những ảnh hưởng nhất định trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường.
Thứ năm: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp trước hết nằm ở đánh giá chương trình đào tạo cần sát với yêu cầu của công việc và việc phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
Bên cạnh đó là về chất lượng giảng viên của khoa cần đổi mới hơn nữa trong phương pháp dạy, cần sinh động, thu hút nhiều hơn nữa cũng như việc thường xuyên khảo sát ý kiến của người học để biết được những đánh giá, nhận xét đồng thời nắm được những yêu cầu, đòi hỏi của sinh viên trong quá trình truyền tải nội dung kiến thức.
Cuối cùng là về phía nhà tuyển dụng nhận được rất nhiều sự quan tâm trong ý kiến lựa chọn của các bạn sinh viên đã tốt nghiệp. Nhà tuyển dụng cần theo sát thực tế hơn nữa ở chỗ kết hợp ngay từ công tác xây dựng đào tạo trong nhà trường đến việc thường xuyên tạo điều kiện để thực hành, thực tập cho đến vấn đề cam kết tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu trong đề tài cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học hiện nay. Trên cơ sở đó chúng tôi có đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp khoa và nhà trường có những đánh giá và điều chỉnh hợp lý về chương trình học, phương pháp dạy nhằm nâng cao nhận thức về những kĩ năng cần thiết, cơ bản, cũng như những kĩ năng mềm cho sinh viên để giúp sinh viên có thể đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của nhà tuyển dụng khi đi xin việc. Thêm vào đó chúng tôi cũng đề cập đến vai trò của nhà tuyển dụng với mục đích tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị đào tạo và đơn vị tuyển dụng, tạo ra sự hài hòa, thống nhất giữa cung và cầu trong vấn đề đào tạo cũng như việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Vu Thi Hue 2. Sex: Female
3. Date of birth: June 14th, 1986 4. Place of birth: Hai Duong province
5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated October 14th, 2009
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Employment after graduation of students in sociology, status and solutions
8. Major: Sociology 9. Code: 60 31 30
10. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Kim Hoa – Chairman of Sociology Faculty - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University – Hanoi branch
11. Summary of the findings of the thesis:
Employment after graduation is always students’ concern in many science majors in general and in particularly sociology, by investigating, we present some of the results are as follows:
The first: Percentage of students in Sociology Faculty - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi branch having job was 100%, with half of the sample found jobs immediately after graduation.
There are also nearly half (48.5%) of respondents found suitable jobs and expertise training.
They have relatively stable income, 55.0% of graduated students found job which had paid from 3 to under 6 million per month.
The number of graduated students found job according to their assessment is very stable and accounted for 67.5% stable
The second: Survey shows students after graduation having job are distributed in many different economic areas but still mainly in government sector, then the private companies and joint stock companies.
The third: The gap between expertise training and the actual requirements of the job is the importance and ability to meet the soft skills as required by the employer.
The fourth: These factors impact to the chances of looking for job after students’ graduation are mainly from supported information. Most of them are support from parents and relatives in their family.
The importance of cognitive skills and equip group of specialized skills, group of additional skills as well as basic and advanced team soft skills.
Part-time job also impact certain effects to the process of looking for a job after students’ graduation.
The end: Solutions to improve the quality of the job search for students after graduation, firstly evaluating training programs should be closed to the requirements of the job and the reasonably allocation between theory and practice.
Secondly, the quality of the faculty instructors need further innovation in teaching methods, to be more vivid, more attractive, as well as regular surveys of students’ opinion for the evaluation, recognition and understand the requirements and demands of the students in the process of transferred knowledge.
Finally, the employer received a lot of attention which was the choice of the students who have graduated. Employers need to look more realistic at combination from training theory to practice, and from practice to recruit students after graduation.
12. Practical applicability, if any:
From the results of the studied subject show us a real insight into the status of employment of students after graduation in sociology nowaday. On that basis, we make recommendations to help faculty and university have assessments and reasonable adjustments to the training program, teaching methods to raise awareness of the necessary skills, basic, as well as soft skills to students to help students who can meet the requirements of employers most when applying for job. In addition we also mention to the role of the employers for the purpose of creating combination between training providers and recruitment agencies, creating harmony, unity between demand and supply in questions of training and employment of students after graduation.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn