TTLV: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng Công an nhân dân, thời kỳ 1976-1986

Thứ sáu - 24/05/2024 01:29
1. Họ và tên học viên: Lê Văn Dương
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/8/1978
4. Nơi sinh: xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 2279/2022/QĐ-XHNV, ngày 22/8/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng Công an nhân dân, thời kỳ 1976-1986.
8. Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 8229010.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Quỳnh Nga – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tổng kết lịch sử xây dựng lực lượng CAND trong một giai đoạn lịch sử hết sức nhạy cảm, khó khăn chồng chất: lực lượng Công an nhân phải tự lực cánh sinh xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ để khắc phục hậu quả sau chiến tranh; bảo vệ an ninh, trật tự trong bối cảnh hết sức phức tạp. Qua đó đánh giá tính đúng đắn về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước và chỉ đạo trực tiếp của Bộ Công an trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng CAND từ năm 1976 đến năm 1986.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân - lực lượng nòng cốt bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986. Khẳng định vai trò to lớn và những đóng góp quan trọng cùa công tác xây dựng lực lượng CAND đối với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 1975-1986. Đồng thời, đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống, sâu sắc, đầy đủ về các mặt hoạt động công tác xây dựng lực lượng CAND; phân tích, làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự.
 Kết quả nghiên cứu luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm đối với công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay là: Một là, nhiệm vụ hàng đầu là phải xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng. Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy Công an phải tinh gọn, khoa học theo hướng tập trung thống nhất, chuyên sâu. Ba là, Cần phải nhận thức đúng về vai trò của công tác hậu cần, chủ động bám sát nhiệm vụ công tác công an trong từng giai đoạn cách mạng, kịp thời đảm bảo các yêu cầu vật chất, kỹ thuật phục vụ chiến đấu và xây dựng lực lượng.
Qua đó đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống, sâu sắc, đầy đủ về các mặt hoạt động công tác xây dựng lực lượng CAND; phân tích, làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn có giá trị phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Công an và các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở đối với công tác xây dựng lực lượng CAND sau này.
Kết quả của luận văn còn cung cấp những cứ liệu lịch sử quan trọng góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 12/02/2018 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” mà Bộ Công an đang tiến hành đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương Nghị quyết của Bộ Chính trị.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có):
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học Lịch sử trong lực lượng Công an nhân dân và trong công tác giảng dạy môn Lịch sử Công an tại các trường Công an nhân dân.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Bài viết: “Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1975-1985)”. Đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), số (394) 9-2023.
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
 
1. Full name : Le Van Duong                     
         2. Sex: Male
3. Date of birth: 02/08/1978                        
4. Place of  birth: Co Thanh commune, Chi Linh district, Hai Duong province
5. Admission decision number: 2279/2022/QD-XHNV of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi Dated August 22, 2022.
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: The committee of Vietnam led the building of the People’s Public Security force, period 1976-1986.
8. Major: History of the Communist Party of Vietnam 9. Code: 8229010.02
9. Supervisors: Ph.D Le Thi Quynh Nga - University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University.
10. Summary of the findings of the thesis: 
The research results of the thesis contribute to summarize the history of building the People's Public Security force in a very sensitive historical period with mounting difficulties: the People's Public Security force must be self-sufficient in building its organizational apparatus, team of officials to surmount war aftermath; protecting the security and order in a extremely complex context. Thereby evaluating the accuracy of the Party's viewpoints, guidelines and policies, the unity of State management and the direct conduct of the Ministry of Public Security in the process of leading and directing  the building work of People's Public Security force from 1976 to 1986.
The research results of the thesis contribute to clarify the process of building, fighting and developing of the People's Public Security force - the core force protecting the revolutionary achievements of the Party and State of Vietnam from 1976 to 1986. Declaring the great role and significant contributions of the work of building the People's Public Security force to carry out the mission of protecting national security, social order and safety in the years of 1975 to 1986. Simultaneously, evaluating comprehensively, systematically, deeply and fully about all aspects of People's Public Security force building activities; analyzing and clarifying the requirements and missions of the struggle to protect the security and order.
The results of the thesis research have drawn lessons learned for the work of building the People's Police force in the current period: First, the prior mission is to build a strong People's Police force in terms of politics and ideology. Second, building the organization of the police apparatus must be lean and scientific in the direction of unified focus and expertise. Third, it is necessary to be properly aware of the role of logistics, proactive follow the tasks of police work in each revolution period, and promptly ensure material and technical requirements for combat and building forces.
As a result, evaluating comprehensively, systematically, deeply and fully about all aspects of People's Public Security force building activities; analyzing and clarifying the requirements and missions of the struggle to protect the security and order. The lessons learned from the process of conducting the thesis research are valuable to serve the Party's leadership, State management, direction of the Ministry of Public Security and Party committees at all levels, and grassroots authorities for the work of building the People's Public Security force in the future.
The results of the thesis also provide crucial historical data that provide the eventuality of Resolution No. 22-NQ/TW dated February 12, 2018 of the Politburo about "Continuing to innovate and reorganize the Ministry of Public Security's apparatus is lean, operate effectively and efficiently" and Resolution No. 12-NQ/TW, dated March 16, 2022 about "Promoting the building of a truly clean, strong, elite, modern, meeting the requirements and tasks People's Police force in the new situation" that the Ministry of Public Security is innovating and reorganizing its apparatus according to the policy of the Politburo's Resolution.
11. Practical applicability, if any: The research results of the thesis will be a reference document to serve the scientific research of History in the People's Public Security force and in the teaching of Police History at People's Public Security schools.
12. Further research directions, if any.
13. Thesis-related publications:
“The Party leads th building of the People’s Public Securily force (1975-1985)” Published in the Party History magazine (Hồ Chí Minh National Academy of Politics), number (394) 9-2023



 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây