1. Họ và tên học viên: PHẠM ĐỨC TIẾN………………: 2. Giới tính: Nam……………
3. Ngày sinh: 13/11/1997………………………………………………………………….
4. Nơi sinh: Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội……………………………………..……….
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/QĐ-XHNV-ĐT Ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Kéo dài thời gian học tập từ ngày 25/12/2022 đến ngày 24/6/2023 theo Quyết định số 3542/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 11 năm 2023.
Kéo dài thời gian học tập từ ngày 25/6/2023 đến ngày 24/12/2023 theo Quyết định số 1671/QĐ-XHNV ngày 22 tháng 5 năm 2023.
Kéo dài thời gian học tập từ ngày 25/12/2023 đến ngày 24/06/2024 theo Quyết định số 5157/QĐ-XHNV ngày 06 tháng 12 năm 2023.
7. Tên đề tài luận văn: Chính sách về dữ liệu mở và ứng dụng thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam
8. Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện…………; Mã số: 8320201.01……...
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Văn Hùng, Khoa Thông tin – Thư viện, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN..…………………………………………………….
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã chỉ rõ thực trạng hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam về dữ liệu mở và ứng dụng thực tế của doanh nghiệp. Hiện nay, chỉ có Nghị định số 47/2020/NĐ-CP và Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 đề cập trực tiếp đến dữ liệu mở, cụ thể là dữ liệu mở trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật về dữ liệu mở còn rất nhiều thiếu sót. Điển hình trong đó là việc không có quy định về cấp phép dữ liệu, giấy phép mở, không có kế hoạch, lộ trình chi tiết cho việc ban hành dữ liệu mở. Thiếu sót các nội dung trên, dữ liệu mở tại Việt Nam chưa thể phát triển. Tác giả cũng đã đưa ra được kết quả khảo sát về nhận thức của doanh nghiệp với dữ liệu mở và mức độ ứng dụng, quan tâm của họ với dữ liệu mở. Luận văn đã nêu ra được những khó khăn của doanh nghiệp và những ý kiến trái chiều, tranh cãi của các cơ quan quản lý về vấn đề tiếp cận, sử dụng dữ liệu công khai và ban hành dữ liệu mở.
Kết quả của luận văn còn cho thấy giá trị của dữ liệu mở với nền kinh tế số, đây là một nguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp có thể sử dụng miễn phí. Nhờ vào dữ liệu mở, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí trong hoạt động vận hành và kinh doanh, nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện các quy trình phức tạp.
Khoảng cách của Việt Nam và các nước lớn về dữ liệu mở là không xa, khi mà Mỹ mới chính thức công bố dữ liệu mở vào năm 2009. Việt Nam cần tận dụng thời điểm này để hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy dữ liệu mở phát triển và bắt kịp các nước lớn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn cung cấp số liệu khảo sát, đánh giá thực tế về hệ thống chính sách dữ liệu mở tại Việt Nam. Kết quả của luận văn có thể được sử dụng làm cơ sở để góp ý, xây dựng dự thảo các văn bản pháp quy về dữ liệu mở. Thực tế, trong quá trình làm luận văn, tác giả đã trực tiếp góp ý các nội dung về dữ liệu mở tại dự thảo lấy ý kiến Luật Giao dịch điện tử trong hội thảo của Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, góp ý được đăng tải tại đây:
https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=68085
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Triển khai nghiên cứu các văn bản pháp luật tiếp theo trong tương lai đề cập đến dữ liệu mở. Ví dụ như dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, dự thảo Luật Dữ liệu hoặc dự thảo các văn bản của Bộ, ban, ngành quy định về dữ liệu mở theo từng lĩnh vực.
- Triển khai nghiên cứu về từng yếu tố khác có tác động đến sự phát triển của dữ liệu mở như sự hiểu biết của cộng đồng, tầm nhìn của lãnh đạo hoặc vấn đề kinh phí cho mở dữ liệu, vấn đề bản quyền,...
- Nghiên cứu sâu về một số bộ dữ liệu đã được ban hành thành dữ liệu mở.
- Nghiên cứu sâu về một số trường hợp tổ chức tư nhân, doanh nghiệp hoặc công dân ứng dụng một bộ dữ liệu mở hoàn chỉnh về mặt pháp lý. Ví dụ nếu dữ liệu đấu thầu được ban hành là dữ liệu mở và được cấp phép đầy đủ, doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động kinh doanh, tác giả có thể làm một nghiên cứu sâu về trường hợp này, đánh giá xem dữ liệu đấu thầu đã được cấp phép như thế nào, dữ liệu có các quyền gì và doanh nghiệp đã tuân thủ đúng hay chưa, nền tảng công nghệ đã đáp ứng như thế nào.
- Đề xuất các giải pháp chi tiết để dữ liệu mở phát triển, mỗi một giải pháp đã nêu ở chương 4 có thể trở thành một bản nghiên cứu sâu và độc lập.
- Nghiên cứu về truy cập mở tại Việt Nam.
- Nghiên cứu về tài nguyên giáo dục mở và trường hợp điển hình tại Việt Nam.
- Nghiên cứu về công nghệ mở, định dạng mở tại Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 4 năm 2022, đề tài: Những bất cập về hệ thống chính sách khi triển khai dữ liệu mở tại Việt Nam. Truy cập bản điện tử tại:
https://vjol.info.vn/index.php/VJIAD/article/view/72607/61560
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : PHAM DUC TIEN....................... 2. Sex: Male..............................................
3. Date of birth: 13/11/1997................................ 4. Place of birth: Nam Hong, Dong Anh, Hanoi
5. Admission decision number: 2705/QĐ-XHNV-ĐT Dated 24/12/2020.........................
6. Changes in academic process:
Extending the study period from December 25, 2022 to June 24, 2023 according to Decision No. 3542/QD-XHNV dated November 28, 2023.
Extending the study period from June 25, 2023 to December 24, 2023 according to Decision No. 1671/QD-XHNV dated May 22, 2023.
Extending the study period from December 25, 2023 to June 24, 2024 according to Decision No. 5157/QD-XHNV dated December 6, 2023.
7. Official thesis title: Open data policy and practical applications in Vietnamese businesses .................................................................................
8. Major: Library and Information Science....... 9. Code: 8320201.01...............................
10. Supervisors: Associate Professor. Dr. Do Van Hung, Faculty of Library and Information Science, University of Social Sciences and Humanities, VNU............................................................
11. Summary of the findings of the thesis: .............................................................................
The thesis has clearly shown the current status of the legal document system in Vietnam on open data and practical applications of businesses. Currently, only Decree No. 47/2020/ND-CP and Electronic Transactions Law No. 20/2023/QH15 directly mention open data, specifically open data in state agencies. However, the system of legal documents on open data still has many shortcomings. A typical example is that there are no regulations on data licensing, open licenses, and no detailed plan or roadmap for the issuance of open data. Without the above contents, open data in Vietnam cannot develop. The author also provided survey results on businesses' awareness of open data and their level of application and interest in open data. The thesis has outlined the difficulties of businesses and the conflicting opinions and arguments of management agencies on the issue of accessing and using public data and promulgating open data.
The results of the thesis also show the value of open data to the digital economy, this is a resource that businesses can use for free. Thanks to open data, businesses can save costs in operations and business operations, increase work efficiency and improve complex processes.
The gap between Vietnam and major countries in terms of open data is not far, as the US officially announced open data in 2009. Vietnam needs to take advantage of this moment to perfect the policy system to promote data. Open data develops and catches up with major countries.
12. Practical applicability, if any:
The thesis provides survey data and practical assessment of the open data policy system in Vietnam. The results of the thesis can be used as a basis for comments and development of draft legal documents on open data. In fact, during the process of writing the thesis, the author directly commented on the content of open data in the draft consultation Law on Electronic Transactions in a workshop of the Institute for Legislative Studies, the National Standing Committee. Association, comments are posted here:
https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=68085
13. Further research directions, if any:
- Conduct research on future legal documents addressing open data. For example, the draft Law on Digital Technology Industry, draft Data Law or draft documents of ministries, departments and branches regulating open data in each field.
- Conduct research on other factors that impact the development of open data such as community understanding, leadership vision or funding issues for open data, copyright issues, etc. ..
- In-depth research on a number of data sets that have been issued as open data.
- In-depth research on a number of cases where private organizations, businesses or citizens apply a legally complete set of open data. For example, if the issued bidding data is open and fully licensed, and the enterprise applies it to its business activities, the author can do an in-depth study of this case, evaluating whether the data is valid or not. How was the bidding licensed, what rights did the data have and whether the business complied correctly or not, and how did the technology platform respond.
- Propose detailed solutions for open data development. Each solution mentioned in chapter 4 can become an independent and in-depth study.
- Research on open access in Vietnam.
- Research on open educational resources and case study in Vietnam.
- Research on open technology and open formats in Vietnam.
14. Thesis-related publications:
- Scientific article published in Information and Documentation Magazine, No. 4, 2022, topic: Inadequacies in the policy system when implementing open data in Vietnam. Access the electronic version at:
https://vjol.info.vn/index.php/VJIAD/article/view/72607/61560