TTLV: Nhận xét về việc giới thiệu ngữ pháp tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông từ góc độ dạy bản ngữ (trường hợp sách Ngữ văn THCS của Nhà xuất bản Giáo dục)

Chủ nhật - 19/03/2017 21:39

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Thân Thùy Trang                    

2. Giới tính : Nữ

3. Ngày sinh: 05/09/1992

4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ–XHNV–SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập 6 tháng, từ tháng 01/2017 – 06/2017

7. Tên đề tài luận văn: Nhận xét về việc giới thiệu ngữ pháp tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông từ góc độ dạy bản ngữ (trường hợp sách Ngữ văn THCS của Nhà xuất bản Giáo dục).

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                 Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Kiều Châu, Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã nêu ra các lí luận về ngữ pháp, quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ cho người bản ngữ. Trên cơ sở lí thuyết đó luận văn đi vào mô tả, đánh giá các bài học ngữ pháp trong sách Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9 trên các phương diện : quan điểm về ngữ pháp của bộ sách, cách thể hiện lý thuyết, cách thể hiện thực hành, trình tự phân bố, dung lượng giảng dạy và đánh giá những điểm tốt, điểm còn chưa được và điểm còn hồ nghi. Tất cả đều đánh giá dựa trên góc độ bản ngữ.

Từ việc mô tả, phân tích, đánh giá ở trên, luận văn đã chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của phần ngữ pháp được giảng dạy trong sách Ngữ văn THCS. Luận văn cũng đưa ra kết quả của một cuộc khảo sát nhỏ học sinh ở một trường THCS về việc dạy và học ngữ pháp. Từ đó luận văn đưa ra các đề xuất để cải thiện chất lượng các bài học ngữ pháp nói riêng và việc dạy tiếng Việt cho người bản ngữ nói chung.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Có thể dùng kết quả nghiên cứu của luận văn để đóng góp ý kiến vào việc biên soạn sách giáo khoa mới sắp tới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu nhận xét về việc giới thiệu ngữ pháp tiếng Việt trong sách Tiếng Việt Tiểu học, sách Ngữ văn THPT.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

           

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Than Thuy Trang                        2. Sex: Female

3. Date of birth: 05/09/1992                              4. Place of  birth: Bac Giang

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ–XHNV-SĐH, Dated : 31/12/2014 by Rector of University of Social Science and Humanity, Vietnam National University.

6. Changes in academic process: Thesis’s extension time : 6 months, from 01/2017  to 06/2017

7. Official thesis title: Evaluation on the introduction of Vietnamese grammar in general textbooks from native language teaching perspective (the case of Secondary Education Literature textbook of the Education Publishing House).

8. Major: Linguistics                                           Code: 60.22.02.40

9. Supervisors: Dr. Dinh Kieu Chau, Faculty of Vietnamese Linguistics, University of Social Science and Humanity, Vietnam National University.

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis introduces theoretical background on grammar and the views of teaching native language to native speakers. On the basis of that theory, the thesis describes and evaluates grammar lessons in the Literature textbooks for grade 6 to the 9 in terms of : grammatical view of the textbook, how to express theory, how to express practice, distribution sequence, the volume of teaching content, and strength, weaknesses and doubtful points. All are evaluated based on the native viewpoint.

From the description, analysis and evaluation above, the thesis has pointed out the advantages and disadvantages of the grammar lessons of the textbook of the Secondary School. The thesis also provides the results of a small survey of secondary school students on grammar teaching and learning. The thesis has made suggestions to improve the quality of grammar lessons in particular and the teaching of Vietnamese to native speakers in general.

11. Practical applicability:

It is possible to use the research results of the thesis to contribute ideas to the compilation of new textbooks in future.

12. Further research directions:

Continuing research on the introduction of Vietnamese grammar in Vietnamese language textbooks for Primary education, Literature textbooks for Upper Secondary Education.

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây