TTLV: Hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ-vị

Thứ năm - 16/09/2010 04:43
Thông tin luận văn "Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ-vị của câu tiếng Việt" của HVCH Đào Thị Minh Ngọc, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ-vị của câu tiếng Việt" của HVCH Đào Thị Minh Ngọc, chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Đào Thị Minh Ngọc 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 13/11/1985 4. Nơi sinh: Hải Phòng 5. Quyết định công nhận học viên số 2551/QĐ- XHNV- KH&SĐH ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ-vị của câu tiếng Việt 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học. Mã số: 60 22 01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn này nghiên cứu về hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ- vị của câu tiếng Việt. Khái niệm này được nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình. Đó là một hiện tượng thuộc phạm vi ngữ dụng học, một hoạt động có chủ ý của người nói sử dụng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau để làm nổi bật những thông tin quan trọng, đáng chú ý trong văn bản, nhờ đó định hướng cho người nghe nhận thức đúng vai trò của những thông tin được cho là quan trọng đó, tập trung sự quan tâm của mình vào thông tin đó một cách thích hợp và xử lí chúng một cách chính xác. Luận văn gồm 3 chương: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Chương 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Chúng tôi trình bày những quan điểm của các tác giả về cấu trúc thông tin tiếng Việt nói chung và hiện tượng tiêu điểm hoá thông tin nói riêng. Chúng tôi đưa ra những khái niệm cơ bản như: tiêu điểm thông tin, cơ sở thông tin, hiện tượng tiêu điểm hoá thông tin để làm cơ sở nghiên cứu cho các chương sau. Chương 2: Các phương thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ- vị của câu tiếng Việt Cơ sở để nhận diện tiêu điểm thông tin là ngữ cảnh, tiền giả định và khả năng lược bỏ phần thông tin cơ sở trong câu. Khảo sát qua 20 tác phẩm, chúng tôi phân tích và mô tả những kiểu loại tiêu điểm thường gặp là tiêu điểm khẳng định, tiêu điểm hỏi và tiêu điểm tương phản. Vì tiếng Việt là một loại hình ngôn ngữ đơn lập nên hư từ và trật tự từ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh dấu tiêu điểm thông tin trong câu. Chúng tôi đã khảo sát được ba dạng chính của trật tự từ là tiền đảo, hậu đảo và một biến thể là câu bị động. Chương 3: Phạm vi tiêu điểm hoá cấu trúc chủ- vị của câu tiếng Việt Dựa vào vị trí phân bố của tiêu điểm, chúng tôi có thể phân chia cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt thành ba loại khác nhau: cấu trúc thông tin có tiêu điểm là vị từ, cấu trúc thông tin có tiêu điểm là tham tố; cấu trúc thông tin có tiêu điểm là câu. Việc phân chia này là rất cần thiết cho việc xem xét nội dung thông tin của câu tiếng Việt. Từ đó cho thấy được mối quan hệ gắn bó giữa cấu trúc thông tin và cấu trúc chủ- vị của câu tiếng Việt. Trong phần kết luận, chúng tôi tổng kết lại những kết quả đã khảo sát trong toàn bộ luận văn. Cuối cùng, đó là phần phụ lục và tài liệu tham khảo. Phần phụ lục chỉ là những tư liệu đã chọn lọc trong số 20 tác phẩm khảo sát. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Đào Thị Minh Ngọc 2. Sex: Female 3. Date of birth: 11/13/1985 4. Place of birth: Hai Phong 5. Admission decision number: 2551QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated: November 2nd, 2007 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Initial investigations to focalization on subject-predicate structure in Vietnamese sentences 8. Major: Linguistics 9. Code: 60 22 01 10. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Hong Con 11. Summary of the findings of the thesis: This master’s thesis aims at focalization of subject- predicate structure of Vietnamese sentences. This concept has been mentioned in works of linguists. It belongs to pragmatic area – an activity contains the purpose of speaker and uses different ways of language in order to highlight important and noteworthy information in texts. Thanks to this, listeners can be awared of the role of that important information and focus on it and use it correctly The thesis consists of 3 chapters: Chapter 1: Theories relating to the thesis We have mentioned opinions of researchers about information structure in VietNamese in general and information focalization in particular. We have mentioned basic concepts such as focal information, background information, focalization information . This would be the premise for next chapters. Chapter 2: Ways of marking focalization information in subject- predicate structure in Vietnamese sentences The basic to identify information is the context, presupposition and the capability of suppressing background information in the sentences. Over 20 works, we have analysed and described popular types of focalization like declarative focus, interrogative focus and constrasting focus. Fomal words and word oder play an important role in marking focal information in sentences. We have investigated 3 main types of word order such as preposing, postposing and passive voice. Chapter 3: Position of focalization on subject- predicate structure in Vietnamese sentences Based on distribution of focus, we can divide information structure os Vietnamese sentences into 3 different types: information structure with the focus of predicate, argument and information structure with the focus of sentences. This division is considered necessary for researching the information content of Vietnamese sentences, from which we can realized the close relation between information and subject- predicate structure in Vietnamese sentences. In conclusion, We concluded all the results in the thesis. References and appendix which contained documents over 20 works will be the last parts. 12. Practical applicability, if any: None 13. Further research directions, if any: None 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây