TTLV: Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á

Chủ nhật - 26/09/2010 22:15
Thông tin luận văn "Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ năm 1990 đến 2009" của HVCH Ngô Phương Anh, chuyên ngành Châu Á học.
Thông tin luận văn "Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ năm 1990 đến 2009" của HVCH Ngô Phương Anh, chuyên ngành Châu Á học. 1. Họ và tên học viên: Ngô Phương Anh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 04/5/1984 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SĐH ngày 03 tháng 11 năm 2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ năm 1990 đến 2009 8. Chuyên ngành: Châu Á học. Mã số: 60.31.50 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế - Phó viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn tìm hiểu về tiến trình liên kết ở Đông Á từ ý tưởng liên kết đến thực tiễn quá trình hợp tác khu vực. Trên cơ sở đó, luận văn hệ thống hoá và đi sâu phân tích quan điểm, chính sách của Chính phủ Nhật Bản về liên kết Đông Á; đồng thời đưa ra những đánh giá khách quan về mục đích và những đóng góp của Nhật Bản với tiến trình này. Cuối cùng Luận văn dự báo vai trò của Nhật Bản tại Đông Á, từ đó đề xuất một số khuyến nghị liên hệ với Việt Nam. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cùng là quốc gia thành viên của Đông Á, việc tham gia vào hợp tác khu vực là tiến trình tất yếu đối với cả Việt Nam và Nhật Bản. Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các chính sách của Nhật Bản, chúng ta sẽ tham khảo được một số kinh nghiệm của nước bạn trong việc tham gia tích cực, chủ động vào liên kết Đông Á; đồng thời xác định được hướng đi hợp lí, nhằm củng cố và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với Nhật Bản. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Do điều kiện khách quan và chủ quan, Luận văn mới nêu ra được những đánh giá bước đầu về vai trò và lợi ích của Việt Nam khi tham gia hợp tác khu vực. Tác giả dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo của Luận văn sẽ là tập trung tìm hiểu những đóng góp và phân tích cụ thể ảnh hướng của Việt Nam trong tiến trình liên kết Đông Á, từ đó có sự so sánh, đối chiếu với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... giúp luận văn có giá trị khoa học và thực tiễn cao hơn.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phuong Anh NGO 2. Sex: Female 3. Date of birth: May 4th , 1984 4. Place of birth: Ha Noi 5. Admission decision number: No.2463/ XHNV-KH&SDH Dated : Nov 3rd 2006 6. Official thesis title: Japan with the association process in East Asia from 1990 to 2009 7. Major: Asian Studies 8. Code: 60.31.50 9. Supervisors: Asso.Prof./Dr. NGUYEN THI QUE – Vice-Director of Institute for International Relation, Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration. 10. Summary of the findings of the thesis: The emphasis of the thesis is to learn about the association process in East Asia from the association ideas to the regional cooperation reality. From that, the thesis systematizes and intensively analyzes viewpoints and policies of Japanese Government on the East Asia Association. In addition, objective assessments of the purpose and contribution of Japan with this process are also presented in the thesis. Finally, the thesis forecasts Japan’s role in East Asia then propose some suggestions in connection with Vietnam. 11. Practical applicability, if any: As a member of East Asian nations, it is an indispensable process for both Vietnam and Japan to participate in regional cooperation. By finding out and researching Japan’s policies, their precious experiences shall be used for reference in active participation and initiative in the East Asian cooperation. Also, we shall define the reasonable orientation for supporting and actuating the friendly and overall cooperation relation between Vietnam and Japan. 12. Further research directions, if any: Due to objective and subjective conditions, the thesis just presents initiative assessments on the role and benefit of Vietnam during its participation in the regional cooperation. As expectation of the author, the following research direction of the thesis shall focus on studying contributions and analyzing detailedly influences of Vietnam in the East Asian association process, thenceforward giving comparison and collation with Japan, China and Korea…etc…The thesis has much more scientific and actual value.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây