Thông tin luận văn "Hoàn thiện quy trình quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và công nghệ Tp.HCM thông qua việc vận dụng mô hình quản trị 6 Sigma" của HVCH Đỗ Thị Quỳnh Hương, chuyên ngành Quản lí Khoa học và Công nghệ.
1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Quỳnh Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/10/1979
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số 1376/QĐ-XHNV-HKSĐH ngày: 29/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Hoàn thiện quy trình quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và công nghệ Tp.HCM thông qua việc vận dụng mô hình quản trị 6 Sigma
8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60.34.72
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh, Khoa Khoa học Quản lí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu như sau:
- Làm rõ cơ sở lí thuyết của quy trình quản lí đề tài nghiên cứu khoa học; những vấn đề chủ yếu của mô hình quản trị 6 sigma và khả năng vận dụng nhằm hoàn thiện quy trình quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Đánh giá thực trạng quản lí đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh theo quy trình hiện hành. Thực trạng quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học nhiều năm qua cho thấy quy trình hiện hành vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Hạn chế rõ nhất là tính hành chính cứng nhắc và khả năng tham gia, mức độ cam kết của các thành phần có liên quan chưa hợp lí.
- Luận giải rõ giải pháp ứng dụng mô hình Sáu Sigma nhằm hoàn thiện quy trình quản lí đề tài nghiên cứu khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sáu Sigma vốn dĩ là một giải pháp quản trị tiên tiến, đã và đang được áp dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực quản lí kinh tế. Quy trình quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học hiện hành được ứng dụng mô hình quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, song cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Chúng ta có thể kết hợp hiệu quả Sáu Sigma và ISO. Việc xem xét vận dụng Sáu Sigma cho thấy sự phù hợp và hiệu quả của việc ứng dụng tiến trình DMAIC nhằm phát hiện căn nguyên của dao động, khắc phục các lỗi và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học trong tình hình hiện nay.
- Luận văn cũng chỉ rõ những nhân tố cần thiết đảm bảo thành công của việc áp dụng mô hình Sáu Sigma như cơ chế vận hành và chính sách hỗ trợ (quản lí đầu vào – đầu ra, phối hợp, giám sát, chế tài, trách nhiệm,…). Các cơ chế, chính sách hỗ trợ là cần thiết và là điều kiện để quy trình được vận hành trơn tru và đạt chất lượng, đạt mục tiêu đề ra.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ứng dụng tại Sở Khoa học và Công nghệ
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Qua nghiên cứu quy trình quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất thời gian tới cần tập trung vào ba vấn đề sau:
Nhằm đưa khoa học và công nghệ thâm nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế - xã hội, cần tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lí bao quát cho đến khâu ứng dụng và đánh giá hiệu quả ứng dụng trên thực tế của các đề tài nghiên cứu khoa học chứ không chỉ dừng lại ở việc nghiệm thu và tiếp nhận các kết quả nghiên cứu như hiện nay.
Cần thiết có sự nghiên cứu nhằm điều chỉnh, bổ sung cơ sở pháp lí nhằm tạo điều kiện để hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, công tác quản lí nói riêng đạt hiệu lực, hiệu quả cao hơn, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đặc thù của lao động này.
Qua nghiên cứu vận dụng Sáu Sigma, nếu điều kiện cho phép, cùng với sự cam kết của Lãnh đạo đơn vị, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu lập dự án Sáu Sigma cụ thể đối với quy trình quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Do Thi Quynh Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 26/10/1979 4. Place of birth: Thai Binh city
5. Admission decision number: 1376/QĐ-XHNV-HKSĐH Date 29/10/2008 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Improving the management process of scientific research at the Department of Science and Technology of Ho Chi Minh City through the application management 6 Sigma model.
8. Major: Science and Technology Management - Code: 60.34.72
9. Supervisors: Prof. Pham Ngoc Thanh – Science Management Faculty, University of Social Sciences and Humanities of Hanoi.
10. Summary results of the thesis:
The thesis has achieved major results are as follows:
- To clarify the theoretical basis of the management process of scientific research; the key issues of six sigma management model and the ability to manipulate the process to improve the management of scientific research .
- Assess the current status management research scientist at the Department of Science and Technology Ho Chi Minh City under the current process. Status of management of scientific research for many years has shown that there still a need to overcome certain limitations. The most obvious drawback is its administrative rigidity and ability to participate, the level of commitment of the components involved is not reasonable.
- Interpretation the clear solution for applying Six Sigma model to improve management processes of scientific research in Ho Chi Minh City. Six Sigma model is inherently an advanced management solution, has been widely applied in the field of economic management. Process management of scientific research are applied to current models of quality management standards ISO, but also revealed certain limitations. We can combine Six Sigma and ISO performance. The consideration of applying Six Sigma promises the relevance and effectiveness of the application of DMAIC process to discover the root causes of variation and improve, leverage management efficiency of research science in current situation.
- The thesis also specifies the factors necessary to ensure the success of the application of Six Sigma model as operational mechanism and policy support (input – output management, coordination, supervision and sanctions and responsibilities ...). The mechanisms and policies are needed to support and process conditions for the smooth operation and quality, achieving the set objectives.
11. Feasibility: Applications at Science and Technology Department of Ho Chi Minh City.
12. Further research directions (if any): By studying the process of managing research scientist at the Department of Science and Technology Ho Chi Minh City, the author propose three issues that should be focused in the future:
- in order to help science and technology to penetrate deeply into the economic life - social, there’s a need to continue to improve the general procedures to process applications and assess the effect on the actual application of the scientific research, not just at the hand-over and receiving the results of research as current.
- Research is essential in order to adjust and supplement the legal basis to create conditions for scientific activities and technology in general and in particular the management to achieve effective, more efficient, consistent with practical and specific needs of these works.
- In studies of applying Six Sigma, if conditions allow, with the commitment of unit leaders, we can perform further research as creating Specific Six Sigma project in responding to process management of scientific research.
13. Thesis-related publications: None