Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lương Thị Anh Đào 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/10/1987
4. Nơi sinh: Tuyên Quang.
5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 10/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: “Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn tại Hà Nội hiện nay”
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60.90.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Ngọc Thanh - Khoa khoa học Quản lý, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài đã phân tích và hệ thống hóa các khái niệm khoa học về cán bộ đoàn, một số khái niệm về công tác xã hội, kỹ năng CTXH để từ đó khái quát hóa khái niệm kỹ năng Công tác xã hội của người cán bộ Đoàn. Trên cơ sở đó đi đến khẳng định vai trò của CTXH và việc bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết cán bộ Đoàn đều cho rằng mình đã có những kỹ năng CTXH; tuy nhiên mức độ sử dụng thuần thục các kỹ năng CTXH mà cán bộ Đoàn chiếm tỷ lệ không cao, đặc biệt ở một số kỹ năng làm việc với cộng đồng.
Nghiên cứu về nhận thức, nhu cầu của cán bộ Đoàn và các hình thức bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn rút ra: (1) Nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp về công tác xã hội và kỹ năng công tác xã hội chưa sâu và chưa toàn diện; (2) các kỹ năng công tác xã hội mà cán bộ đoàn có được chủ yếu là do tập huấn chuyên đề về kỹ năng công tác xã hội; hình thức tự học, tự bồi dưỡng và đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ thấp; (3) Cán bộ đoàn cấp cơ sở chưa có sự trải nghiệm nhiều để phát triển kỹ năng CTXH qua hoạt động thực tiễn CTXH của tổ chức Đoàn; (4) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CTXH còn nặng về lý thuyết, yếu về thực hành kỹ năng, chưa khích lệ phát triển kỹ năng cho học viên.
Đa số cán bộ Đoàn cho rằng việc trang bị, bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội là hữu ích, cần thiết đối với họ. Nhu cầu được bồi dưỡng kỹ năng CTXH hiện nay của cán bộ Đoàn đã trải qua các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tập trung nhiều nhất ở 10 kỹ năng thuộc cả 3 nhóm kỹ năng CTXH với cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Hình thức bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội được nhiều cán bộ Đoàn lựa chọn nhất hiện nay là tập huấn chuyên đề về kỹ năng CTXH vào chương trình đào tạo nghiệp vụ công tác Đoàn. Tuy nhiên hình thức này chưa hiệu quả do số lượng các chuyên đề được kết cấu để bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội còn ít, do đó cần đẩy mạnh các hoạt động thông qua hoạt động thực tiễn nhiều hơn nữa để nâng cao kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn. Bên cạnh đó, một bộ phận nhận ra rằng để “hành nghề” họ cần phải được đào tạo chính quy về chuyên ngành CTXH.
Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và có thể sử dụng để tham khảo, ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn thuộc các địa phương khác trong cả nước.
MASTER'S THESIS INFORMATION
1. Full name: Luong Thi Anh Dao
2. Gender: Female
3. Date of Birth: 10/23/1987
4. Place of birth: Tuyen Quang.
5. The decision on recognition of students: 1936/2011 / QĐ-XHNV-SĐH on October, 10th, 2011 by The Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in the training process:
(Write forms of changing and corresponding time)
7. Thesis Title: "Training activities on social work skills for Youth Union officials in Hanoi at present"
8. Major: Social Work; Code: 60.90.01.01
9. Supervisors: Associate Professor, Doctor Pham Ngoc Thanh - Management Sciences Faculty, University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University, Hanoi.
10. Summary of results of the thesis:
The thesis has analysed the topic, systemized the scientific concepts of Youth Union official, some concepts of social work and social work skills, which generalize the concept of Social work skills of Youth Union official. Based on that, the role of social work and social work skills training are defined.
According to the survey result, most Youth Union officials consider themselves having acquired social work skills; however, the level mastery are not very high, especially for skills in community-related works.
In term of perception, demand of Youth Union official and other forms of social work skills training for Union official, the researcher concludes that: (1) Awareness of Youth Union official in all level of social work and social work skills is still shallow and incomprehensive; (2) Their social work skills are mainly due to specialized training for social work skills; other types like self-learning, self-training and formal training account for a small proportion; (3) Youth Union official in local institutions have not experienced much to develop social work skills through practical social work activities of Youth Union organizations; (4) Training program on social work depends heavily on theory, lacks practicing skills, discouraging skill development of students.
Most Youth Union officials say that equipment and training on social work skills are helpful and necessary. Currently, due to the needs for social skills training, Youth Union official have underwent training and fostering courses which mainly focused on 10 skills in 3 types of social work training - individuals, groups and communities.
The training form chosen by most of the Youth Union officials is specialized social skills training within the professional training program for Youth Union’s works. However, this method is not efficient because the number of structured subjects to develop social work is low, hence, it is necessary to promote more activities through practical activities to improve social work skills for Youth Union officials. Besides, a number of officials realized that to "work in reality", they need to be formally trained in social work majors.
This thesis has given a number of recommendations on measures to improve the efficiency of social work skill training activities for Youth Union official.
11. The possibility of practical application:
The thesis proposes solutions to improve the quality of training, train social work skill for Youth Union officials in Hanoi and can be used for reference and application to improve the quality of training and retraining Youth Union officials in other areas in the country.
This thesis can be used as a reference for Youth Union officials in research.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn