TTLV: Nghiên cứu đối chiếu câu bị động tiếng Hán và tiếng Việt

Thứ hai - 20/10/2014 23:05

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: ĐÀM ÍCH HOA ( Qin Yi Hua )       2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/7/1985

4. Nơi sinh: Trung Quốc

5. Quyết định công nhận học viên số: 1880/2009/QĐ- XHNV- KH& SĐH ngày 22 tháng 12 năm 2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu đối chiếu câu bị động tiếng Hán và tiếng Việt

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                   9. Mã số: 60 22 01

10. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, ĐHKHXH&NVHN

11. Tóm tắt kết quả của luận văn:

Luận văn “Nghiên cứu đối chiếu câu bị động tiếng Hán và tiếng Việt tập trung tìm hiểu các vấn đề: Nhận diện câu bị động trong tiếng Trung và tiếng Việt; sự tương đồng và khác biệt của câu bị động trong tiếng Trung và tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, có tồn tại dạng bị động trong câu. Ý nghĩa bị động chủ yếu được biểu hiện bằng từ và trật tự từ, và bị động có dáng dấp của một phạm trù thuần túy cú pháp. Từ cách nhìn đó, chúng tôi cho rằng mặc dù trong tiếng Việt không tồn tại dạng bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học thuần túy, nhưng ý nghĩa bị động với tư cách là một loại ý nghĩa ngữ pháp ( đối lập với ý nghĩa chủ động – ngoại động ) vẫn được biểu hiện bằng các phương tiện ngữ pháp nhất định là từ và trật tự từ, và vì vậy tiếng Việt vẫn có các cấu trúc bị động và câu bị động. Còn trong tiếng Hán hiện đại những câu có chứa giới từ biểu thị nghĩa bị động như "/ / 让/给 " , lấy chữ " " làm đại diện, được gọi chung là câu chữ " bị" cũng có thể được coi là câu chữ " " là những câu bị động.

Qua đối chiếu giữa câu bị động trong tiếng Hán và tiếng Việt chúng tôi nhận thấy : Câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Hán có những điểm tương đồng sau : chủ thể của hành động ( tác thể ) không giữ vai trò chủ ngữ của câu. Đảm nhận vai trò này trong câu lại chính là đối tượng của hành động ( bị thể hay bổ ngữ trực tiếp của động từ ). Hay nói cách khác, bổ ngữ trực tiếp của câu chủ động được chuyển lên vị trí chủ ngữ trong câu bị động còn chủ thể hành động thì từ vị trí chủ ngữ trong câu chủ động lại được chuyển xuống vị trí bổ ngữ chỉ tác nhân trong câu bị động. chủ thể của hành động ( tác thể ) không giữ vai trò chủ ngữ của câu. Đảm nhận vai trò này trong câu lại chính là đối tượng của hành động ( bị thể hay bổ ngữ trực tiếp của động từ ). Hay nói cách khác, bổ ngữ trực tiếp của câu chủ động được chuyển lên vị trí chủ ngữ trong câu bị động còn chủ thể hành động thì từ vị trí chủ ngữ trong câu chủ động lại được chuyển xuống vị trí bổ ngữ chỉ tác nhân trong câu bị động.

Câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Hán có những điểm khác biệt sau : các từ bị/được không chỉ có vai trò đánh dấu câu bị động mà còn mang ý nghĩa tình thái “ tích cực/tiêu cực ”, thể hiện sự đánh giá của người nói về ảnh hưởng của hành động lên đối tượng. Sự tương phản giữa sắc thái tích cực và sắc thái tiêu cực trong câu bị động trong tiếng Việt rất rõ nét. Sự khác biệt thứ hai là ở câu bị động trong tiếng Việt bị không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực, không mong muốn và được cũng không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tích cực, mong muốn. Sự chuyển đổi ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của bị/được trong trường hợp này phụ thuộc vào ngữ cảnh.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn : Việc tìm hiểu về cấu trúc – ngữ nghĩa câu bị động ở hai ngôn ngữ Việt – Trung sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu cấu trúc bị động trong tiếng Trung và tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không.

BACKGROUND ON M.A. THESIS

1. Full name: DAM ICH HOA ( Qin Yi Hua )              2. Sex: Female

3. Date of Birth: 14 July 1985

4. Place of Birth: China

5. Decision on student recognization no. 1880/2009/QD- XHNV- KH& SDH dated 22 December 2009 signed by the principal of  University of Social Sciences and Humanities under Hanoi National University .

6. Amendend during the training process: None

7. Thesis Topic : Comparative study of passive sentences in Chinese and Vietnamese language.

8. Major in: Languages                       9. Code: 602201

10. Thesis supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Hong Con, VNU USSH.

11. Thesys summary:

The thesis Comparative study of passive sentences in Chinese and Vietnamese.

The results of our study has shown that the passive sentences in Chinese and Vietnamese. This thesis focuses explore issues There is average one sentences in each language. Identification of passive sentences in Chinese and Vietnamese; the similarities and differences of passive sentences in Chinese and Vietnamese.

Passive sentences in Vietnamese and Chinese have similarities : the subject of the action does not action as the subject of the sentence. Assume this role in the sentence is the object of the action.

Passive sentences in Vietnamese and Chinese have differences : words bị /được not only the role of passive markers that also means the state "positive / negative", reflecting the speaker's assessment of the impact of actions on objects.

12. Practicability: Help Vietnamese and Chinese studies and readers understand and learn about passive voice in Chinese language and in Vietnamese language.

13. Further study:

- Passive voice in Chinese language and in Vietnamese language in the field of cognition Language.

14. Publised works which are relevant to the thesys: none

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây