Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: TRƯƠNG THỊ TÂM 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/02/1986
4. Nơi sinh: TP. Nam Định, Tỉnh Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 10/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Vai trò của NV CTXH trong việc hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình” (Nghiên cứu trường hợp tại mô hình “Ngôi nhà Bình Yên” – Trung Tâm Phụ Nữ và Phát Triển)
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Đơn vị công tác: Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Gia đình là tế bào của xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, gia đình Việt Nam hiện nay đang có những chuyển biến đáng kể về nhiều phương diện. Trong đó, có những sự thay đổi tích cực nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của gia đình. Một trong số đó là bạo lực gia đình (BLGĐ) - một vấn đề không mới nhưng vẫn luôn luôn nóng, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có Việt Nam.
Đã có rất nhiều công trình, đề tài, nghiên cứu với quy mô khác nhau đã được triển khai để tìm hiểu về BLGĐ ở Việt Nam. Các tác giả đã góp phần cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa chiều về thực trạng BLGĐ ở nước ta qua các thời kỳ. Cùng với đó, nhiều mô hình trợ giúp, nhiều giải pháp can thiệp đã được đề xuất và áp dụng nhằm phòng chống BLGĐ. Các kết luận cũng đã cho thấy, phòng chống và giải quyết BLGĐ là trách nhiệm chung của các cá nhân, ban ngành, tổ chức và của toàn xã hội. Tìm hiểu, nghiên cứu về BLGĐ dưới góc nhìn của Công tác xã hội để làm rõ vai trò của Nhân viên xã hội trong hỗ trợ cho nạn nhân của BLGĐ là cách tiếp cận mới mà đề tài luận văn hướng tới.
Phần lớn nạn nhân của BLGĐ là phụ nữ và trẻ em - những đối tượng dễ bị tổn thương trong gia đình. Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề BLGĐ do người chồng gây ra với người vợ và tìm hiểu về sự hỗ trợ của Công tác xã hội cho những phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ từ chồng. Từ những kết quả khảo sát, nghiên cứu trường hợp tại mô hình “Ngôi nhà Bình Yên” - hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ, luận văn đã tập trung làm rõ được hai nội dung cơ bản sau:
Một là, từ góc nhìn trong kết quả hoạt động của “Nhà Bình Yên” một lần nữa nghiên cứu đã phác họa thực trạng về quy mô, cơ cấu cũng như chỉ ra những nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ đối với phụ nữ đang diễn ra hiện nay.
Hai là, thông qua việc tìm hiểu những dịch vụ hỗ trợ của mô hình và kết quả can thiệp trực tiếp của tác giả với một số nạn nhân đang tạm trú tại đây, đề tài đã tìm hiểu và chỉ ra được những vai trò của Nhân viên xã hội khi trợ giúp cho phụ nữ bị BLGĐ tại đây.
Ba là, từ những phân tích, đánh giá về hiệu quả thực hiện vai trò của NVXH tại mô hình, luận văn đã chỉ ra được những yếu tố tích cực cũng như những hạn chế, khó khăn còn tồn tại trong việc thực hiện các vai trò hỗ trợ của NVXH với phụ nữ bị BLGĐ. Từ đó, đề tài đã chỉ ra những khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NVXH tại đây.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu từ đề tài góp phần kiểm chứng, soi rọi vai trò hỗ trợ của nhân viên xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị BLGĐ tại các mô hình can thiệp đang triển khai hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển của trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Truong Thi Tam 2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/02/1986 4. Place of birth: Nam Đinh
5. Admission decision number: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH Dated 10/10/2011
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: “The role of social workers in supporting women affected by domestic violence” (case study of "Peaceful Home" model at the Center for Women and Development)
8. Major: Social Work Code: 60 90 01 01
9. Supervisors: Associate Professor. Dr.Nguyen Thi Kim Hoa - University of Social Sciences & Humanities, Faculty of Sociology
10. Summary of the findings of the thesis:
Family is considered as a cell of society, playing an important role in the development of each individual and the whole society. Under the impact of the market economy, many significant changes in Vietnamese families occur, including both positive and negative side which adversely affects the family’s existence and development. One of those problems is domestic violence (DV) which is not new but always a current issue attracting interests of many countries around the world, including Vietnam.
There have been a great number of researches with different scales into domestic violence in Vietnam. Thanks to these studies, a multi-dimensional view of the current situation of domestic violence has been introduced over the period. Besides, many support systems and interventions have been proposed and applied to address this problem. The conclusions also show that domestic violence prevention is the joint responsibility of individuals, departments, organizations and society as a whole. Studying on domestic violence from social work perspective to clarify the social workers’ roles in supporting victims of domestic violence is a new approach that this thesis focuses on.
The majority of domestic violence victims are women and children who are vulnerable in family. Therefore, within the framework of the thesis research, the author merely mentions the issue of domestic violence caused by husbands to their wives and studies about social work’s support for female victims. From the case study research at “Peaceful Home” where provides support to women affected by domestic violence, the thesis clarifies the following two basic contents:
One: From the result research from Peaceful Home’s activity, the thesis one again illustrates the actual situation, the causes and the reasons leading to domestic violence against women.
Two: Through figuring out the support services provided at Peaceful Home and the intervention result, this thesis specifies the roles of social workers in supporting women affected by domestic violence.
Three: Through the evaluation of the social workers’ roles in supporting victims of domestic violence at Peaceful Home, the thesis specifies the positive elements as well as drawbacks existing. The study also suggests some recommendations to enhance the activities of social workers at Peaceful Home.
11. Practical applicability, if any:
Results from the study contribute to verify and illustrate the roles of social workers in supporting women affected by domestic violence in intervention models which are being carried out currently.
12. Further research directions, if any:
Effects of domestic violence on the development of children in Vietnamese family Vietnam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn