TTLV: Hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay

Thứ tư - 14/10/2015 07:36

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Phượng (Chen Feng)  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/09/1989 

4. Nơi sinh: TP. Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  không

7.Tên đề tài luận văn: Hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

8. Chuyên ngành:Quan hệ quốc tế                      Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh, Phó Viện Trưởng ,Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trung Quốc – Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị, núi liền núi, sông liền sông nên có quan hệ giao lưu trên nhiều lĩnh vực từ lâu đời trong đó có giáo dục. Ngày nay trong quá trình toàn cầu hóa, cùng với quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Asean ngày càng phát triển, quan hệ giữa hai nước Trung -Việt cũng ngày càng mật thiết hơn do đó hợp tác giáo dục của hai nước ngày càng mở rộng và đã có những thành công nhất định. Ngay từ thập niên 50 của thế kỉ trước cho đến nay Trung Quốc đã có những hợp tác giáo dục với Việt Nam và những quan hệ này ngày càng phát triển nhất là hiện nay điều kiện càng thể hiện rõ khi hai nước đang phác thảo khung hợp tác, đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước bước sang một giai đoạn mới.

Trong các hoạt động hợp tác giáo dục nổi bật nhất là giao lưu và hợp tác trong phương diện giáo dục đại học. Luận văn chủ yếu tìm hiểu và nghiên cứu những kết quả hợp tác của giáo dục đại học hai nước đã đạt được trong suốt quá trình phát triển từ những năm 90 của thế kỉ 20 cho đến nay trên cơ sở đó đưa ra những thành tựu đạt được thể hiện qua các phương diện: thể chế giáo dục, mô hình đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ giảng viên, cải cách phương pháp giảng dạy và giao lưu đối ngoại, nghiên cứu khoa học v.v….

Tuy nhiên, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học học của hai nước Trung-Việt còn những vấn đề hạn chế như hợp tác chưa toàn diện, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc dạy và học tiếng, trao đổi giảng viên, lưu học sinh trong khi đó những yêu cầu phát triển mới như hợp tác trong các phương diện nghiên cứu khoa học, giáo dục dạy nghề, giáo dục từ xa, chia sẻ chương trình, tài liệu…vẫn chậm.

Dưới sự lãnh đạo của hai đảng cộng sản, hai chính phủ đã thống nhất khẳng định quan hệ hai nước theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn đinh lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” thì hợp tác giáo dục Trung-Việt trên cơ sở quan hệ giao lưu hữu nghị lâu đời sẽ ngày càng phát triển hơn, ngày càng mở rộng và có hiệu quả hơn.

11.Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu từng chính sách trong hợp tác giáo dục giữa hai nước từ đó hoàn thiện hơn và tìm ra những thiếu sót còn tồn tài, có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng . Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục Trung-Việt chính phủ hai nước cần tích cực thực hiện nội dung mang tính thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở các hiệp định và thông cáo chung. Trong thời đại hiện nay phát triển giáo dục là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia. Vì vậy, luận văn không chỉ mang tính ứng dụng đối với từng khu vực mà còn là trong cả nước. Do đó nội dung, hình thức hợp tác sẽ ngày càng phong phú và đa dạng hơn .

 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung ,tham khảo kinh nghiệm, mô hình hợp tác giáo dục một số nước trên thế giới để hoàn thiện hơn trong thúc đẩy giao lưu hợp tác giáo dục hai nước.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Phuong (Chen Feng)                      2. Sex: Female        

3. Date of birth: 08/09/1989                                        4. Place of birth: China    

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: 30/12/2013, by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities of the Hanoi National University.  

6. Changes in academic process: None             

7.Official thesis title: Cooperation in education between China and Vietnam from 1991 up to now

8. Major: International Relation                                    9. Code: 60.31.02.06

10. Supervisors: Dr. Hoang The Anh, Deputy Director of Vietnamese Academy of Social Sciences Institute of Chineses studies.

11. Summary of the findings of the thesis:

China – Vietnam are two friendly neighbouring countries, mountains to mountains, rivers to rivers, therefore they have exchange relations in many fields for a very long time, which include education. In present days of globalization process, along with the increasingly developing cooperative relationship between China and Asean, the relation between China – Vietnam has become closer and closer hence educational cooperation of both countries has been expanding and achieved some success. From the 1950s of previous century till now China has been educationally cooperating with Vietnam and this relationship has been more developing especially this time, this fact has become more evident when both countries are outlining cooperation framework, taking their cooperative relationship to a new stage.

Among educational cooperation activities, the most outstanding is exchanging and cooperating in terms of higher education. The dissertation mainly explores and studies the results of higher education cooperation that two nations have attained during the process of development from 1990s of 20th century till now and on that basis it shall provide the achieved success concerning: educational institutions, talent training model, building teacher staff, reforming methods of teaching and foreign affairs communication, scientific research etc.

However, Chinese-Vietnamese higher educational cooperation still has many shortcomings of the incomprehensive cooperation such as only focus on language teaching and exchange of teachers and students whereas new development’s demands such as cooperation in scientific research, vocational training, distance education and programs and material sharing are still slow.

Under the leadership of both communist parties, the two governments have bilaterally agree to affirm their shared 16-word motto “Friendly neighbourliness, comprehensive cooperation, long-lasting stability and looking toward the future” and 4-good spirit “Good neighbours, good friends, good comrades and good partners”, from that, China – Vietnam educational cooperation on long lasting friendly exchange relationship basis shall become more and more developing, expanding and effective.

12.Practical applicability, if any:           

The thesis has the realistic significance since it delves into each of the policies in educational cooperation between both countries to improve them besides pointing out the shortcomings of those policies. To promote the Chinese – Vietnamese educational cooperation, both countries should actively conduct more realistic programs rather than only sign agreements and statements. Educational development is one of the most important missions of every country nowadays. Therefore, the thesis has the feasibility for not only single localities but also the whole country. It helps diversifying the cooperating contents and forms.

13.Further research directions, if any:

The thesis’s writer will continue to research and study the experiences and models of educational cooperation of other countries around the world to enhance the educational cooperation between the two countries.

14.Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây