TTLV: Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của nho giáo Khổng – Mạnh và ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay

Thứ tư - 14/10/2015 04:30

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hoàng Thi Thu Thủy

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/ 06 / 1984

4. Nơi sinh: Lộc Hòa  –  Nam Định  –  Tỉnh Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày: 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của nho giáo Khổng – Mạnh và ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay

8. Chuyên ngành: Triết học                                     Mã số: 60.22.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình –Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:  

Trong lịch sử triết học Trung Quốc, Nho giáo nói chung và Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng là một học thuyết chính trị - đạo đức tiêu biểu. Trong đó, nội dung căn bản của đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh là bàn về bản tính con người, về vai trò của đạo đức đối với việc hoàn thiện nhân cách con người, đồng thời đưa ra những chuẩn mực đạo đức cơ bản bao gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Hiếu, Trung mà mỗi người cần phải tuân theo. Mỗi chuẩn mực đạo đức cơ bản này đều gắn với một mối quan hệ xã hội nhất định. Kể từ khi được truyền bá vào Việt Nam, các chuẩn mực đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân.

Trải qua các gia đoạn biến thiên của lịch sử, con người Việt Nam trong mỗi thời kỳ lại đề ra những chuẩn mực đạo đức khác nhau, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam, bao gồm: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, Chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Những phẩm chất đạo đức đó có ý nghĩa quan trọng đối với mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam trong đó bao gồm cả sinh viên nhằm xây dựng, hoàn thiện đạo đức cách mạng. Bởi vì, sinh viên Việt Nam là lực lượng tri thức trẻ, họ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhưng do tuổi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, cho nên trong quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức của mình, sinh viên Việt Nam đã chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực từ các chuẩn mực đạo đức cũ, trong đó có đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh.

Đứng trước thực trạng suy giảm về đạo đức của một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay, một vấn đề đặt ra là phải thường xuyên giáo dục đạo đức cho sinh viên, nhất là những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng rõ ảnh hưởng và ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức cơ bản trong Nho giáo Khổng - Mạnh đối với việc giáo dục đạo đức sinh viên, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.

 11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Student’s full name: Hoang Thi Thu Thuy            2. Gender: Female

3. Date of birth: 08/06/1984                                    4. Place of birth: Loc Hoa  –  Nam Đinh  –  Nam Đinh Province

5. Enrolment approval no.: 2998/QĐ-XHNV-SĐH dated 30/12/2013 issued by Headmaster of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in the training process:

7. Thesis’s title: The influence of the basic morality standards of confucius’ – mencius’ confucianism on modern VietNam university education

8. Major:   Philosophy                                             9. Code: 60.22.03.01

10. Scientific instructor: Associate Professor. Doctor. Nguyen Thanh Binh – University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.

11. Summarization of the thesis:

In the history of Chinese philosophy, Confucianism in general and Confucius’ – Mencius’ Confucianism in particular are a typical politic – morality philosophy. The basis foundation of Confucius’ – Mencius’ Confucianism is a discussion about men’s nature and the influence of morality on men’s humanity perfection process and a proposal on basic morality standards including Humanity, Integrity, Formality, Mentality, Credibility, Gratitude, Loyalty which are necessary for men to follow. Each morality standard is adhered to a certain social relationship. The morality standards of Confucius’ – Mencius’ Confucianism have had a profound impact on all Vietnamese classes since the start of its propagation into Vietnam.

For each historic period, Vietnamese people has emphasized on different morality standards to adapt with social situation respectively. For Vietnam revolution era, Ho Chi Minh has suggested the following morality standards for Vietnamese: Being loyal to the country, being grateful to the people; being empathetic with humans; being diligent, thrifty, honest, righteous and unbiased; having transparent international relationship. These moral qualifications have an important meaning for all classes of Vietnamese people, including the students in order to build and perfect the revolutionary morality. The students in Vietnam is the young force of knowledge; therefore, they will be the future owners of the country. However, due to their young age, without a lot of life experiences, in the process of learning and their moral cultivation, the students in Vietnam has been affected in a positively and negatively manner from the old moral standards, including Confucian ethics of Confucius - Mencius.

Facing the actual situation of morality decline of several students in Vietnam these days, a given requirement is regularly educate the morality for the students, especially the traditional moral standards. Therefore, the findings of the thesis contribute to clarifying the influences and meanings of the fundamental moral standards of the Confucianism of Confucius - Mencius for the morality education for students, thereby give key measures aimed at improving the quality and efficiency of morality education for the students in Vietnam these days.

12. Practical applicability:

13. Further research directions:

14. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây