TTLV: Khai thác di sản văn hóa triều đại Tây Sơn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định

Thứ hai - 20/10/2014 04:37

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:LÊ THỊ THANH THỦY

2. Giới tính: nữ

3. Sinh ngày: 15/12/1987

4. Quy Nhơn, Bình Định

5. Quyết định công nhận học viên số 2123/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 01/11/2011  của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: “ Khai thác di sản văn hóa triều đại Tây Sơn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định”

8. Chuyên ngành:Du lịch ; Mã số:

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong luận văn đã tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như những lý thuyết về văn hóa, di sản văn hóa, tài nguyên du lịch văn hóa, điểm đến du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa, tổ chức - quản lý, bảo tồn di sản…; cũng như kinh nghiệm tổ chức loại hình du lịch này của một số nước trên thế giới và của Việt Nam, coi đó là những bài học quý cho sự phát triển du lịch Bình Định.

Ở những phần tiếp theo, luận văn giới thiệu và phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển du lịch di sản văn hóa để chỉ ra thuận lợi và khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa Bình Định. Sau khi nêu lên kết quả khảo sát, luận văn rút ra được những thuận lợi và những mặt còn tồn tại trong thực tế phát triển. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác di sản văn hóa triều Tây Sơn phục vụ du lịch Bình Định. Trong đó, bao gồm chiến lược chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chiến lược đầu tư phát triển du lịch, chiến luôc về định hướng đào tạo nguồn nhân lực, định hướng trong chiến lược marketing du lịch, quy hoạc các tuyến, điểm du lịch của Bình Định trong thời gian tới có liên quan đến di sản thời Tây sơn. Ngoài ra còn  tập trung vào 7 nhóm giải pháp sau: (2) Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch, (3) Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, (5) Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch, (4) Giải pháp về thị trường, (3) Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa bao gồm đối với “ võ Tây Sơn” “ làng nghề truyền thống có liên quan đến thời Tây Sơn” “đối với các loại hình du lịch di sản”,(5) giải pháp về xây dựng tuyến điểm du lịch, (9) Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, và (12) Giải pháp về bảo tồn di sản.

Ngoài ra trong phần cuối cuả luận văn tác giả còn nêu ra một số ra một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý du lịch tại địa phương, bao gồm: (4) kiến nghị với các cơ quan trung ương, (4) kiến nghị với bộ văn hóa thể thao và du lịch, (8) kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh, (7) kiến nghị dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, (4) kiến nghị dành cho cộng đồng địa phương.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Trong thời gian gần đây, nằm trong xu hướng phát triển chung, Bình Định chọn du lịch là ngành mũi nhọn, với mạng lưới giao thông thuận tiện, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cơ hội phát triển du lịch của tỉnh là rất lớn, trong đó phải kể đến du lịch di sản văn hóa triều đại Tây Sơn. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này chưa được khai thác một cách có hiệu quả, chưa đề ra những biện pháp hữu hiệu để biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đất võ phục vụ du khách.

Để khắc phục điều này cần có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để khai thác hiệu quả nhằm thu hút nhiều du khách đến với Bình Định biến Bình Định thành một điểm đến thật sự chứ không đơn thuần là điểm trung chuyển.

Mặt khác, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện cho du lịch văn hóa Tây Sơn phục vụ cho du lịch Bình Định, qua luận văn này các nhà quản lý du lịch Bình Định có thêm một tài liệu khoa học để làm nền tảng cho việc khai thác, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa triều Tây Sơn phục vụ tốt hơn cho du lịch tỉnh nhà.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Thanh Thuy 2. Sex: Female

3. Date of birth: 15/12/1987

4. Place of birth: Quy Nhon, Binh Dinh

5. Admission decision number: 2123/2011/QĐ-XHNV-SĐH  
    Dated: 01/11/2011  

7. Official thesis title: The exploitation of Tay Son Dynasty’s cultural heritage for the purpose of developing Binh Dinh’s tourism

8. Major: Tourism 9. Code: ...............................

10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Pham Hung

11. Summary of the findings of the thesis:
       The thesis surveries and studies the rational theories of cultural tourism such as theories of culture, cultural heritages, cultural tourism resources, cultural tourism destinations, cultural tourism products, organizing, managing and preserving heritages... as well as experiences in organizing that form of tourism of Vietnam and other foreign countries as valuable lessons to the development of Binh Dinh’s tourism.

       In the following parts, the thesis presents, analyses and evaluates the conditions of developing cultural heritage tourism to show the advantages and disadvantages of Binh Dinh’s cultural tourism activities. After showing the survey result, the thesis draws out the advantages and disadvantages in reality. Based on the rational theories and reality, the thesis offers some solutions to raise the efficiency of the exploitation of Tay Son Dynasty’s cultural heritage for the purpose of developing Binh Dinh’s tourism. That includes strategy of making specialized and diversifying tourism products, strategy of tourism investing, strategy of human resources training direction, direction of tourism marketing strategy, scheduling of Binh Dinh’s tourist’s routes and points relating to Tay Son Dynasty’s cultural heritage. In addition, the thesis focuses on 7 groups of solution: (2) Solution to organizing and managing tourism activities, (3) Solution to investing and improving material and technical basis, (5) Solution to tourism human resources, (4) Solution to the market, (3) Solution to cultural tourism products including Tay Son martial arts, Tay Son Dynasty’s traditional trade villages and other forms of heritage tourism, (5) Solution to building tourist’s routes and points, (9) Solution to promoting advertisement, and (12) Solution to heritage preservation.

       At the final part of the thesis, the writer offers some petitions for local tourism management to appropriate authorities, including: (4) Petition to central offices, (4) Petition to Ministry of Culture, Sports and Tourism, (8) Petition to provincial management offices, (7) Petition to tourism business, (4) Petiton to local community.

12. Practical applicability, if any:

       Currently, according to the general trend of development, tourism industry has been chosen as the key service. With convenient traffic network and rich tourism resources, Binh Dinh has a great opportunity to improve local tourism industry, especially Tay Son Dynasty’s cultural heritage tourism. However, the tourism resources have not been efficiently exploited and the effective solutions to change tourism potential into specific tourism products have not been offered.

       To surmount these difficulties, it is essential to do serious and strict research to efficiently exploited local tourism resources to make Binh Dinh an attractive tourism destination, not a tourist connecting point.

      Furthermore, at present, there have not been sufficient and thorough research works of Tay Son cultural tourism. The thesis will be the scientific material for Binh Dinh’s tourism managers to examine the exploitation, reservation and development of Tay Son Dynasty’s cultural heritage for the purpose of serving Binh Dinh’s tourism.                                                                          

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây