TTLV: Khảo cứu Phật thuyết quán vô lượng thọ Phật kinh sớ diệu tông sao hội bản

Thứ hai - 09/10/2017 22:35

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Vân

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/02/1992

4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhân học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận văn: Khảo cứu Phật thuyết quán vô lượng thọ Phật kinh sớ diệu tông sao hội bản

8. Chuyên ngành: Hán Nôm               Mã số: 60.22.01.04

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong khóa luận này, chúng tôi đã khảo sát toàn bộ tác phẩm Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu tông sao Hội bản, khóa luận đã giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề tài nghiên cứu, với các vấn đề như:

Chương 1 – Giới thiệu tổng quan về pháp môn Tịnh Độ giải quyết các vấn đề về sự truyền thừa và phát triển của tông môn Tịnh Độ từ Trung Quốc đến Việt Nam, khái quát giới thiệu hệ thống kinh điển Tịnh Độ;

Chương 2 – Giới thiệu chung về Phật thuyết Quán Vô Lượng thọ Phật Kinh Sớ Diệu tông sao hội bản chương này đã giải quyết xong các vấn đề liên quan đến văn bản tác phẩm như: Tác phẩm dịch giả, soạn thuật chú sớ qua các thời kì, niên đại tác phẩm qua các thời kì, xây dựng mô hình cấu trúc chi tiết của bản Hội tập này, xiển dương giá trị tác phẩm, nhằm đem đến giá trị tư tưởng, triết lí tu hành cho người tu học nói riêng và giá trị học thuật đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu Phật học nói chung;

Chương 3 - Trình bày nội dung toát yếu của tác phẩm Phật thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh Sớ Diệu tông sao Hội bản theo logic cấu trúc kinh điển gồm ba phần: Tự, Chính tông và Lưu thông. Với ba chương nội dung, khóa luận cũng phần nào khơi mở ra hướng tiếp cận mới cho người đọc, người học, người tu, người nghiên cứu về giá trị nội dung, hình thức cấu trúc của tác phẩm hội tập này trong hệ thống tư tưởng Tịnh Độ tông nói riêng và Phật giáo nói chung. Thông qua phân tích cấu trúc tác phẩm về tổng thể và phân chia thành nhiều lời chú giải tỉ mỉ lớp lang, lời văn chú giải vô rõ ràng mạch lạc, từ ngữ sử dụng súc tích cũng là chủ đề nghiên cứu thú vị cho người đọc. Nội dung được trình bày kết hợp thống nhất tư tưởng chú giải của nhiều vị tổ sư danh tiếng: Từ Sớ, Diệu tông sao, Tập kí, một lần nữa khẳng định vai trò giáo học của tác phẩm Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao Hội bản giúp người đọc dễ dàng liễu ngộ nghĩa lí chính kinh, tường tận tư tưởng, đều có được những điều tâm đắc, còn đối với các nhà nghiên cứu thưởng ngoạn cũng sẽ có được những lợi ích vô cùng lớn lao.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Khóa luận này cung cấp giá trị thực tiễn tu hành rất lớn cho hành giả tu hành pháp môn Tịnh Độ nói riêng, người học Phật và nghiên cứu Phật học nói chung. Hơn nữa, những tri thức nội dung tác phẩm cung cấp có giá trị lớn với thực tiễn tu dưỡng điều tiết tâm lí, mở ra hướng mới cho tâm lí học trị liệu phát triển.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu đối chiếu hệ thống kinh điển, tư tưởng giáo học các Tông phái Phật giáo, tiến đến xây dựng hệ thống lịch sử truyền thừa các tông phái Phật giáo tại Việt Nam.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Do Thi Van                           2. Sex: Female

3. Date of birth: 01/02/1992                      4. Place of birth: Ninh Binh

5. Admission decision number: 3683/2015/QD-XHNV-SDH dated 31/12/2015 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University

6. Changes in academic progress: None

7. Official thesis title: A survey of  Main Text and Annexes of Amitāyurdhyāna-sūtra

8. Major: Sino-Nom                                     Code: 60.22.01.04

9. Supervisor: Prof. Dr. Tran Ngoc Vuong, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University

10. Summary of the findings of the thesis:

In this thesis, we have surveyed whole Main Text and Annexes of Amitāyurdhyāna-sūtra work, the thesis has solved basic requirements of research title with issues as:

Chapter 1 – General introduction to “Tịnh Độ” Buddhists, solve issues on inheritability and development of “Tịnh Độ” ancestry from China to Vietnam, general introduction to “Tịnh Độ” scriptures system;

Chapter 2 – General introduction to Main Text and Annexes of Amitāyurdhyāna-sūtra, this chapter has solved issues related to this work as: translation work, petition compose over periods, work date over periods, development of detailed structure and model for this work, promotes values of work, with aim of bringing ideological values, Buddhist philosophies for clergymans in particular and academic values for scientific researchers and Buddhist researchers in general;

Chapter 3 – Present summary contents of Main Text and Annexes of Amitāyurdhyāna-sūtra work according to scriptures structure logic including 3 parts: beginning, middle and ending (“Tự”, “Chính tông” and “Lưu thông”). With 3 chapters, the thesis enlarges new approach direction in part for readers, learners, clergymans, researchers in contents, structural form of the work in “Tịnh Độ” ideological system in particular and Buddhism in general. Through analyzing structure of the work in general and dividing into detailed annotations, extremely clear and coherent style, concise words, they are interesting research topics for readers. Contents have united combination with ideology and annotations of many famous progenitors: “Từ Sớ”, “Diệu tông sao”, “Tập kí” (they are scripture annotation forms in words and meaning), once again, it confirms educational role of the Main Text and Annexes of Amitāyurdhyāna-sūtra work, it helps people easily enlighten meaning, understand annotations, they have favorite things, and for researchers, there will be extremely great benefits

11. Practical applicability:

This thesis provides extremely great religious practical values for monks who lead “Tịnh Độ” Buddhists in particular, Buddhist learners and researchers in general. Moreover, the knowledge which the work provides has great values for practice of self-improvement and psychological regulation, opens new direction for Psychotherapy to develop.

12. Further research directions:

The research collates scriptures system, educational ideology of Buddhist groups, leads to developing inherit history system of Buddhist groups in Vietnam

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây