Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thanh Loan
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/11/1980
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên số: 2415/2015/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 13/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phong cách đạo diễn Lâu Diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (Qua ba tác phẩm: Sông Tô Châu, Di Hòa Viên, Phù Thành Mê Sự)
8. Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình điện ảnh – truyền hình Mã số: 60.21.02.31
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cẩm Giang, Chủ nhiệm bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
“Khái niệm về tác giả là một thời điểm quan trọng trong quá trình cá nhân hóa trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn học, cũng như trong lịch sử triết học, khoa học.” Lý thuyết tác giả ra đời đã khẳng định vai trò sáng tạo trung tâm của đạo diễn. Qua tác phẩm điện ảnh, đạo diễn đã thể hiện quan điểm, cách nhìn, cách cảm nhận của họ về những vấn đề của cuộc sống đa diện.
Xem xét điện ảnh Trung Quốc theo hướng tiếp cận từ phong cách tác giả mà cụ thể là một đạo diễn cá tính như Lâu Diệp có thể thấy được phần nào những yếu tố tổng quan của quá trình dịch chuyển tất yếu của lịch sử điện ảnh và khám phá những nét riêng, vẻ đẹp riêng của một nền văn hóa bản địa.
Việc nghiên cứu tác phẩm của nhà làm phim này dưới góc nhìn lý thuyết tác giả để tìm ra những điểm tương đồng về phong cách là hướng nghiên cứu cần thiết, có tính thời sự để nhận diện, khẳng định những nỗ lực sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc tạo ra những cách tân, tìm tòi trên cả phương diện nội dung lẫn kỹ thuật định hình một phong cách riêng không lẫn với các nhà làm phim khác. Lâu Diệp với tư cách là một đạo diễn thuộc thế hệ thứ sáu của Trung Quốc đã làm giàu thêm cho nền điện ảnh nước nhà với một màu sắc mới mẻ, ấn tượng như là sự hiện hữu của một vi lịch sử – cá nhân nhỏ bé cùng với nền điện ảnh của những câu chuyện lớn, của “đại tự sự”. Dòng phim “thiểu số” (minor cinema) mà Lâu Diệp lựa chọn là cuộc đối thoại với xu hướng điện ảnh chủ đạo, đó là dòng phim nằm ngoài các phạm trù và các hệ thống ước lệ về thể loại và phong cách có sẵn. Nó ở thế đối lập với đa số, với tính chính thống và với truyền thống đầy những điển phạm nguy nga nhưng cố định, cứng nhắc và rất nặng nề. “không có gì chính yếu hay cách mạng trừ cái nhỏ/phụ”; là “ghét mọi ngôn ngữ của các bậc thầy”, là “làm một người ngoại quốc trong chính ngôn ngữ của mình”
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu về văn học và điện ảnh, và các bộ môn liên ngành như lý thuyết tác giả, thi pháp học, tâm lý học, trần thuật học,...
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Phong cách của một số đạo diễn độc lập đương đại trên thế giới, lý thuyết tác giả trong bối cảnh hậu hiện đại, diễn ngôn căn tính cá nhân trong phim của Lâu Diệp hoặc tự sự cá nhân về đề tài lịch sử trong phim của Lâu Diệp.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Bài viết “Jules và Jim” – một đoạn tuyệt dịu dàng với “truyền thống chất lượng” Pháp in trong Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh, số 14/2007, tr. 44 – 50.
Bài viết Lâu Diệp – phong cách của “kẻ ngỗ ngược” in trong Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh, số 15/2007, tr. 62 – 70.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Le Thi Thanh Loan 2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/11/1980 4. Place of birth: Phu Tho
5. Admission decision number: 2415/2015/QD-XHNV-SDH, Dated 13 rd October 2015, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Lou Ye’s style from the auteur theory perspective (Through three films: Suzhou River, Summer Palace, Mystery)
8. Major: Film and Television theory and criticism Code: 60.21.02.31
9. Supervisors: Dr. Hoang Cam Giang, Head of the Department of Arts, Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
“Nevertheless, as a privileged moment of individualization in the history of ideas, knowledge, and literature, or in the history of philosophy and science, the question of the author demands a more direct response.” The birth of the auteur theory has maintained the the major creative force of the director. The director has expressed his point-of-views, his feeling about the multi-faceted life through his films.
Considering Chinese cinema from auteur theory perspective, Lou Ye – a personal filmmaker in particular, we can see partly the overview, the indispensible switch in history of cinema, to discover the specialty, the beauty of a local culture.
This auteur study of Lou’s style in which find similarities in style, is a necessary and timely research direction to identify and maitain creative efforts of the artist in innovation, exploring both the content and the technology shaping a style separates from other filmmakers. Lou as a director of China’s Sixth Generation filmmakers has enriched his own country’s cinema with a new color, impressive as the existence of a micro-history - tiny individual with the cinema of the big stories, the “great narrative”. The minor cinema that Lou has chosen is the dialogue with the mainstream cinema, which is the line that falls outside the categories and systems of classic genre and style. It is in opposition to the majority, with various magnificent patterns but stable, rigid and severe traditions. “There is nothing that is major or revolutionary except the minor. To hate all languages of masters [...] To be sort of foreigner within his own language.”
11. Practical applicability, if any:
The thesis are materials for students studying literature and cinema, and interdisciplinary subjects such as auteur theory, poeticology, psychology, narratology,...
12. Further research directions, if any:
Style of some independent contemporary filmmakers around the globe, auteur theory in a postmodern context, Lou’s personal identity discourse or Lou’s personal narrative about history.
13. Thesis-related publications:
Article “Jules an Jim” – a sweet farewell to the French “tradition of quality” printed in The Journal of Theater and Film Studies, No. 14/2007, pg. 44 – 50.
Article Lou Ye – style of “an unequivocal” printed in The Journal of Theater and Film Studies, No. 15/2017, pg. 62 – 70.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn