TTLV: Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong tạp chí

Thứ năm - 09/10/2014 23:44

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên :BÙI HOÀNG YẾN. 2. Giới tính : Nữ.

3. Ngày sinh: 11/11/1984.

4. Nơi sinh: Lào Cai

5. Quyết định công nhận học viên số:1883/QD-XHNV-SBH Ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: “Khảo sát sự tiếp nhận văn học Pháp trên Nam Phong tạp chí”.

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam ; Mã số: 602234.

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS – TS Trần Ngọc Vương, TBM Văn học Trung đại Việt Nam, Khoa văn học, trường ĐH KHXH & NV – ĐHQG HN.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử văn hóa, chính trị Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, với vai trò là một nhà báo, một nhà văn trong lớp người đi tiên phong, bằng tài năng, sở học và nhiệt huyết của mình Phạm Quỳnh đã có những đóng góp đáng kể, nếu không nói là rất lớn, đối sự hình thành và phát triển của nền báo chí, văn học Việt Nam hiện đại.

Ở lĩnh vực văn học, công lao lớn nhất của Phạm Quỳnh cần được lịch sử ghi nhận là nỗ lực xây dựng và phát triển nền văn mới. Trên báo Nam Phong của mình, ông đã mở nhiều chuyên mục văn học, tạo điều kiện bảo tồn và phục hồi những giá trị văn học cũ; tiếp thu cái hay, cái đẹp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài cũng như khuyến khích phát triển các thể loại văn học mới.

Bằng thực tiễn hoạt động lý luận phê bình của mình cũng như thông qua những cuộc tranh luận văn học với các học giả khác trên báo chí, Phạm Quỳnh chính là người mở đường cho ngành lý luận phê bình phát triển. Quan niệm về mục đích và phương pháp lý luận phê bình văn học của Phạm Quỳnh là một quan niệm hết sức tiến bộ, có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học đương thời mà cả với nền nghiên cứu lý luận phê bình hiện nay của Việt Nam. Trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa văn học, với quan niệm tiến bộ và thực tiễn lý luận phê bình của mình, Phạm Quỳnh đã có nhiều đóng góp cho việc phục hồi, đánh giá đúng đắn những giá trị của văn học cổ truyền cũng như định hướng và khuyến khích sự phát triển của văn học mới.

Ở lĩnh vực dịch thuật, cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là một dịch giả lớn của giai đoạn văn học giao thời. Với quan điểm thâu thái tư tưởng học thuật tiến bộ của văn minh Đông – Tây bồi bổ cho nền học nước nhà và phát triển ngôn ngữ dân tộc, Phạm Quỳnh đã có nhiều công trình dịch thuật giá trị. Và qua hoạt động dịch thuật ấy, ông đã đóng góp cho nền dịch thuật Việt Nam những kinh nghiệm và mẫu mực về phương pháp dịch thuật cũng như phát động nên một phong trào dịch thuật sôi nổi và rầm rộ trong văn học nước nhà những năm đầu thế kỷ XX.

Đối với sự bồi bổ, phát triển hoàn thiện chữ quốc ngữ và câu văn quốc ngữ, Phạm Quỳnh là một trong những người ghi công đầu. Chính ông, bằng nỗ lực hô hào, kêu gọi, đề ra những biện pháp cụ thể và trực tiếp tham gia cải tiến câu văn quốc ngữ thông qua các bài diễn thuyết, dịch thuật, biên khảo của mình, đã đưa chữ quốc ngữ từ giai đoạn ấu trĩ sang giai đoạn trưởng thành. Câu văn quốc ngữ đến thời Phạm Quỳnh đã đạt đến sự hoàn thiện, đủ sức diễn đạt một cách trong sáng, rõ ràng mọi khái niệm thâm thúy của các tư tưởng triết học kim cổ đông tây cũng như biểu hiện một cách tinh tế và sâu sắc những tư tưởng, tình cảm sâu kín của con người.

Về mặt thể loại, bằng hoạt động dịch thuật, khảo cứu và sáng tác, Phạm Quỳnh là người mở đường cho thể tài du ký và là người đầu tiên cung cấp những tri thức mang tính lý luận về các thể loại văn học mới như tiểu thuyết, thơ, kịch, góp phần hình thành và phát triển các thể loại này.

Kế thừa quan niệm “Văn dĩ tải đạo” của văn học truyền thống trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của văn học phương Tây, Phạm Quỳnh đặc biệt coi trong nội dung tư tưởng của văn học, với sự nhấn mạnh chức năng giáo dục của nó. Nhưng mặt khác ông cũng tha thiết kêu gọi sự phá vỡ những khuôn mẫu, qui phạm cứng nhắc của văn học cổ truyền; đổi mới, cách tân về hình thức nghệ thuật.

Tuy nhiên, với tình hình văn hóa, văn học Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, như đã phân tích ở trên, gạt qua những hạn chế tất yếu về tư tưởng, cái công của Phạm Quỳnh đối với văn hóa, văn học nước nhà là rất lớn, cần phải được ghi nhận một cách công bằng và xứng đáng.

Vấn đề về Phạm Quỳnh là một vấn đề phức tạp. Tiềm năng nghiên cứu vẫn còn rất phong phú. Những gì mà luận văn chúng tôi thực hiện chỉ là kết quả khiêm tốn bước đầu. Bởi cho dù với tham vọng muốn tìm hiểu một cách đầy đủ hơn, nhưng do nhiều nguyên nhân, bước đầu chúng tôi chỉ có thể tiến hành nghiên cứu một vài khía cạnh nhỏ trong sự nghiệp đồ sộ của bậc trí giả này. Mong rằng kết quả nghiên cứu của luận văn, về mặt khoa học, ít nhiều cũng góp một tiếng vào nỗ lực chung nghiên cứu về hiện tượng Phạm Quỳnh - một trong những con người đặc biệt trong bối cảnh của lịch sử văn hóa, văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nửa đầu thế kỷ XX.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : BUI HOANG YEN. 2. Sex: Female

3. Date of birth: 11/11/1984. 4. Place of  birth: Lao Cai.

5. Admission decision number: 1883/QD-XHNV-SHB. Dated 21/10/2010 by rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU Ha Noi.

6. Changes in academic process: .............................................................................................

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Research on acceptance of French Literature on Nam Phong Magazine.

8. Major: Vietnamese liturature 9. Code: 602234

10. Supervisors: Professor – Doctor Tran Ngoc Vuong, Head of Medieval Literature Vietnam Faculty of Arts, University of Social Sciences and Humanitie, National University Ha Noi.

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis:

In the particular context of cultural history, politics, Vietnam in the early years of the twentieth century, as a journalist, a writer in the pioneer class, talent, and enthusiasm of school facilities Pham Quynh had his significant contribution, if not great, for the formation and development of journalism, literature modern Vietnam.

In the field of literature, the work of Pham Quynh largest history should be noted that efforts to build and develop a new culture. On his Nam Phong newspaper, he opened many categories of literature, to facilitate the conservation and restoration of the old literary value; absorb the beauty, the beauty of ideological content and artistic works of foreign literature as well as to encourage the development of new literary genre.

By practices his critic as well as through the literary debate with other scholars in the press, Pham Quynh was the one who paved the way for industry development critic. The concept of the purpose and methods of literary critic Pham Quynh is a very progressive concept, have a profound effect not only on the theoretical studies of contemporary literary criticism, but also with research platform critic of Vietnam today. In the first phase of the modernization process literature, with progressive concepts and practices of his critic, Pham Quynh has made ​​many contributions to the restoration, appreciation of literary values traditional as well as orientation and encourages the development of new literature.

In the field of translation, along with Nguyen Van Vinh, Pham Quynh is a great translator of literary transition period. With a view to recording state ideology academic progress of civilization East - West State School for the background foster the development of language and ethnicity, Pham Quynh has many valuable works of translation. And through her ​​translation work, he has contributed to Vietnam translation backgrounds and experience the epitome of translation methods as well as launch a vigorous movement of translation in literature and headlining the home country in the early twentieth century.

For nourishment, development and script complete sentences national language, Pham Quynh was one of the first record. It was he, with vocal effort, called, set out specific measures and directly participate in improving the national language text through speech, translate, edit your research, put script infantile stage into adulthood. National language sentences to time Quynh Pham has reached perfection, capable of expressing a clear, clear all abstruse concepts of philosophical thought kim west shareholders as well as a subtle expression and deep thoughts, deep feelings of human beings.

In terms of genre, with translation activities, research and writing, Pham Quynh is the way to finance their travels and be the first to provide theoretical knowledge to bring about a new literary genre as fiction, poetry, drama, contributing to the formation and development of this genre.

Inheriting the concept of "Literature course load direction" of the traditional literature on the basis of absorbing the progressive ideas of Western literature, Pham Quynh especially considered in the ideological content of literature, with emphasis on organizational its educational function. But on the other hand he also earnestly call for breaking stereotypes, rigid codes of ancient literature; innovation, innovation in the form of art.

However, the situation of culture, literature Vietnam during the early twentieth century, as analyzed above, standing over the inevitable limitations of thought, the work of Pham Quynh for cultural water is a great school, needs to be recognized and justly deserved.

Pham Quynh problems is a complex issue. Research potential is still very rich. What thesis we made only modest initial results. Because even with the ambition to want to learn a more complete way, but due to many reasons, the first step we can conduct research in some small aspect of the massive career wise this. We hope that the results of the thesis research, scientific, less well-known contribution to the research effort Quynh Pham phenomenon - one of the special people in the historical context of cultural Vietnam study phase transition the first half of the twentieth century.

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

12. Practical applicability, if any: ...........................................................................................

13. Further research directions, if any: ..................................................................................

14. Thesis-related publications: ..............................................................................................

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây