TTLV: Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp của xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội)

Thứ năm - 09/10/2014 22:48

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học:  Dương Hiền Dịu                            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/ 9/ 1987

4. Nơi sinh: Diễn Liên, Diễn Châu, Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 372/QĐ -SĐH Ngày 26 tháng 2 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố Hà Nội hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp của  xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội)

8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60 31 03 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Xuân Lan, Trưởng Khoa Xã hội học, Trường Học viện chính trị khu vực I

(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là thực trạng còn xảy ra ở nhiều gia đình vùng ven đô thành phố Hà Nội hiện nay. Đây cũng là vấn đề của cộng đồng và xã hội. Nghiên cứu chỉ ra, trong các loại bạo lực mà người phụ nữ phải chịu đựng từ chồng của mình thì bạo lực tinh thần là chiếm nhiều nhất (54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua.

Bạo lực trong gia đình diễn ra theo một chu kỳ. Dù là bạo lực thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế thì bạo lực cũng bắt đầu từ sự bất hòa căng thẳng giữa hai vợ chồng, xảy ra bạo lực rồi tỏ ra hối hận của người chồng và cố gắng lấy lại niềm tin của vợ và vợ chồng lại trở lại bình thường. Các hành vi bạo lực thường được người vợ tha thứ nhưng vấn đề gây ra bạo lực thì lại không được giải quyết triệt để và sau một thời gian, giai đoạn bắt đầu lại xuất hiện và bạo lực lại xảy ra.

Bạo lực gia đình là vấn đề phức tạp không do nguyên nhân đơn lẻ gây ra mà là sự kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Các yếu tố nguy cơ gây bạo lực gia đình có thể được phân tích từ các cấp độ: cấp độ cá nhân, cấp độ gia đình, cấp độ cộng đồng, cấp độ xã hội, trong đó nguyên nhân chính là do bất bình đẳng giới. Chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình.

Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Do đó việc xóa bỏ bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ khi nào công tác phòng, chống bạo lực được triển khai có hiệu quả thì lúc đó gia đình mới được coi là chốn bình yên và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình và chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:  Bạo lực gia đình là một vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra một bức tranh rõ nét hơn về vấn đề bạo lực gia đình. Từ đó làm cơ sở cho các tổ chức xã hội có cùng mối quan tâm kết hợp với nhau trong hoạt động ngăn ngừa và phòng chống hiện tượng này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : ........................................................  2. Sex: .......................................................

3. Date of birth: ....................................................  4. Place of  birth: .....................................

5. Admission decision number: .........................  Dated .........................................................

6. Changes in academic process: .............................................................................................

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: ...............................................................................................................

8. Major: ................................................................  9. Code: ....................................................

10. Supervisors: .........................................................................................................................

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis: ............................................................................

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

12. Practical applicability, if any: ...........................................................................................

13. Further research directions, if any: ..................................................................................

14. Thesis-related publications: ..............................................................................................

 (List them in chronological order)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây