TTLV: Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân, Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội)

Thứ tư - 29/10/2014 06:23

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: VŨ MINH PHƯƠNG

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/08/1990

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH - Ngày 06/08/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân, Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60900101

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh – Giảng viên khoa Xã Hội Học – Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn được trình bày theo đúng mẫu của một luận văn hướng nghiên cứu ngành Công tác xã hội. Luận văn bao gồm 4 chương chính.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong chương này, tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của một số lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Đồng thời, tác giả  cũng nêu rõ một số quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở một số hoạt động, tác giả cũng nêu rõ cơ sở thực tiễn ở Việt Nam trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình.

Chương 2 của phần nội dung nêu lên thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em và những hậu quả của nó. Thực trạng bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối với trẻ em nghiên cứu thông qua hoạt động khảo sát với sự góp phần đánh giá của trẻ em, cha mẹ và cộng đồng. Thêm vào đó, tác giả luận văn từ việc phân tích tài liệu kết hợp với quá trình điều tra đã nêu bật được những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực gia đình có thể gây ra với trẻ.

Chương 3 đề cập đến những nhu cầu của trẻ em và gia đình trong bạo lực và những hoạt động cũng như dịch vụ của xã hội góp phần giúp đỡ trẻ em bị bạo lực gia đình cũng như mức độ tiếp cận các dịch vụ đó của trẻ và gia đình bạo lực. Để giúp trẻ em khỏi bạo lực gia đình, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể trong đó tập trung là giải pháp hỗ trợ việc làm cho các thành viên trong gia đình, tuyên truyền giáo dục cho trẻ em, tăng cường hoạt động của nhân viên Công tác xã hội.

Chương 4, trên cơ sở thực trạng bạo lực gia đình và trẻ em bị bạo lực gia đình, những tổn thương tâm lý – hành vi gặp phải và mức độ tiếp cận dịch vụ xã hội cho trẻ em trong môi trường bạo lực, tác giả luận văn đề xuất một mô hình can thiệp đặc trưng tập trung vào gia đình để hỗ trợ trẻ em trong các môi trường bạo lực. Mô hình được tác giả rút ra từ những nghiên cứu và ứng dụng trên một số nước và có sự thay đổi về nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Mô hình can thiệp lấy gia đình làm trung tâm để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình là một hình thức mới và chưa được ứng dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên đây là một mô hình được tác giả ứng dụng và rút kinh nghiệm từ những mô hình của các nhà nghiên cứu và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, vì vậy nội dung và hình thức hoạt động của mô hình sẽ nhanh chóng được trẻ em, các gia đình và xã hội tiếp nhận. Luận văn góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình và hậu quả của bạo lực gia đình đối vởi trẻ em. Từ đó làm cho cha mẹ tự tìm ra phương án thay thế cho phù hợp trong giáo dục con cái thay vì bạo lực đối với trẻ. Với mô hình can thiệp lấy gia đình làm trung tâm, tác giả luận văn mong rằng mô hình sẽ được chấp nhận và ứng dụng tại nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Với thực trạng tình hình bạo lực gia đình và đặc biệt là bạo lực gia đình đối với trẻ em ở Hà Nội và Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp. Vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình của cộng đồng sẽ có nhiều nhà nghiên cứu xã hội và các tổ chức xã hội chú tâm. Mô hình thực hành lấy gia đình làm trung tâm bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình sẽ tiếp tục được nghiên cứu và nhân rộng trên phạm vi cả nước.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : MINH PHUONG VU

2. Sex: female

3. Date of birth: August 2nd 1990

4. Place of  birth: Hanoi

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH - Dated: August 6th 2012

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Enhancing the protection of children from domestic violence in the community (Case Studies in Hoan Kiem District, Thanh Xuan District, Bac Tu Liem District - Hanoi)

8. Major: Social Work

9. Code: 60900101

10. Supervisors: Dr. Mai Thi Kim Thanh – Lecturer in Faculty of Sociology – University of Social Science and Humanities – Hanoi National University.

11. Summary of the findings of the thesis:

This thesis is presented in the correct form of a social work analysis research. Thesis consists of 4 main chapters.

Chapter 1: Rationale and practice basic. In this chapter, the author gave the fundamental issues of some theories for the study. At the same time, the author also clarified some important points and basic policies of the Party and State in protecting, caring and educating the children. With a number of activities, the author also clarified factual basis in Vietnam in protecting children from domestic violence.

Chapter 2, the author described the current status of domestic violence against children and its consequences. Current status of domestic violence and domestic violence against children were studied through examining assessment of children, parents and the community. In addition, the author of the thesis, with analysing documents in conjunction with investigating, has highlighted serious consequences of domestic violence which can cause to the children.

Chapter 3 refers to the needs of children and families in violence and social  activities as well as social services which contributed to help children from domestic violence as well as accessibility to those services of children and violent families. To help children from domestic violence, the author proposed a number of specific solutions including supporting jobs for family members, advocating for children's education, enhancing the role of the social workers.

Chapter 4, on the basis of the current status of domestic violence and children with domestic violence, the psychological – act trauma encountered and accessibility to social services for children in violent environments, the authors proposed a family – centered model to support children in violent environments. The model is drawn of the study and application in a number of foreign countries and there is just for a change in the content and form of activities to suit the practical conditions of Vietnam.

12. Practical applicability:

The family-centered model to protect children from domestic violence is a new form and has not been applied in Vietnam yet. However this model was applicated and learn from the models of the domestic and abroad researchers and Social Organization, so the content and form of the model will be accepted faster by the children, the families and social. This thesis contributes to raise awareness of people about domestic violence and consequences of violence against children. Since then it makes parents find out suit parenting methods instead of using violence against children. With family-centered model, the author hopes that the model will be accepted and applied in many places in Hanoi and neighboring provinces.

13. Further research directions:

With the current status of domestic violence, especially violence against children in Hanoi and Vietnam are complicating increasingly, the protection of children from domestic violence in the community will be focused by many social researchers and social organizations.  The family-centered model to protect the children from domestic violence will continue to be studied and replicated throughout the country.                                                                      

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây