TTLV: Chất lượng nguồn nhân lực nữ thành phố Hà Nội hiện nay

Thứ tư - 29/10/2014 06:06

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Xuân Linh                    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/05/1981

4. Nơi sinh: Xã Thạch Khê - huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  không có

7. Tên đề tài luận văn: Chất lượng nguồn nhân lực nữ thành phố Hà Nội hiện nay

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                            Mã số: 60310301

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Chủ nhiệm Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình , Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân tích, đánh giá, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ ở thành phố Hà Nội hiện nay, đáp ứng quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô. Để đạt được mục tiêu đó, luận văn đã nghiên cứu, đánh giá cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn các nước về vai trò của nguồn nhân lực nữ, chất lượng nguồn nhân lực nữ làm sơ sở cho các đánh giá và kết luận về chất lượng nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội.

Nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực nữ ở thành phố Hà Nội cho thấy, việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực nữ chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, chất lượng nguồn nhân lực nữ còn bất cập so với đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội và bình đẳng giới, cơ chế hoạch định và thực thi các chính sách chưa tạo lập được môi trường thực sự bình đẳng cho sự tham gia và thụ hưởng của phụ nữ. Nhằm phát huy vai trò và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của Thủ đô và cả nước, Nghiên cứu đã đưa ra ba nhóm giải pháp, gồm: (1) Xây dựng và thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ là giải pháp, điều kiện cơ bản để phát huy thế mạnh của đội ngũ lao động nữ, đồng thời là biện pháp tích cực nhằm tăng cường bình đẳng giới, đẩy mạnh sự tiến bộ của phụ nữ; (3) Huy động nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan có trách nhiệm trong toàn hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nữ ở cấp tỉnh/thành. Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoạch định các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nữ ở TP. Hà Nội và các tỉnh thành khác.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Đề tài cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan hoạch định chính sách cho việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội. Luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên nghiên cứu về nguồn nhân lực và giới trong các viện nghiên cứu, trường đại học.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu việc lồng ghép giới trong xây dựng và hoạch định chính sách nguồn nhân lực trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  

(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thi Xuan Linh       2. Sex: Female

3. Date of birth: 7th May, 1981             4. Place of  birth: Thach Khe commune- Thach Ha district- Ha Tinh province

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi, dated 6th August, 2012

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Quality of Current Women Human Resource in Hanoi

8. Major: Sociology     9. Code: 60310301

10. Supervisors: Assoc. Prof. Hoang Ba Thinh, Head of Sociology on Gender and Family Department, Faculty of Sociology, the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

The objectives of this research are to analyze and assess the quality of current women human resource in Hanoi and give policy recommendations to enhance the quality of the women human recourse meeting the socio-economic development objectives of Hanoi. The research findings show that the mobilization and usage of women human resources in Hanoi have not achieved its potential and has not met the requirements of its socio-economic development; the quality of women human resources is low in comparison to the requirements of the development and gender equality; mechanisms, policies and their enforcement have not created a fair environment for the involvement of the women. In order to strengthen the role and improve the quality of women human resources in Hanoi, meeting the objectives and requirements of the capital development, the research recommends three policy groups: (1) Developing and implementing a master planning on training and retraining and using women labor; (2) Developing the quality of women human resources are the solutions, primary conditions to taking advantage of the strengths of women labor, it also contribute to promote gender equality and the prosperity of women; (3) Mobilizing resources and the involvement of authorities in the whole political system, international and non-governmental organizations.

The thesis contributes to the current literature on the quality of women human resources, specifically the quality of women human resources at the provincial, city level. Research findings contribute to develop, make policies on women human resources in Hanoi and provincial/city authorities.

12. Practical applicability, if any: The research provides scientific evidence for policy makers in making and implementing policies on women human resource development in Hanoi. The research is a reference material for researchers, lecturers and students specialised in gender and human recourse studies in research institutes and universities.        

13. Further research directions, if any: Integration of gender in making and implementing policies on human resource development at provincial/city levels.

14. Thesis-related publications:

 (List them in chronological order)                                                                                               

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây