TTLV: Nghề làm bánh chưng ở làng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Thứ tư - 29/10/2014 22:17

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Tiến                 : 2. Giới tính:  Nam

3. Ngày sinh: 11/ 07/ 1987

4. Nơi sinh: Hùng Tiến – Mỹ Đức – Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: “Nghề làm bánh chưng ở làng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”

 8. Chuyên ngành: Dân tộc học ;                                    Mã số: 60 22 70

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Bá Nam – Trưởng bộ môn Nhân học, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

            Luận văn với tên “ Nghề làm bánh chưng ở làng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Đây là nghiên cứu đầu tiên, nghiêm túc về một làng nghề bánh chưng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong văn hóa truyền thống của người Việt bánh chưng không chỉ là loại bánh vật chất thông thường dùng để ăn, mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa tinh thần – đó là đồ thờ cúng trong các dịp lễ tết như: lễ hội Hùng Vương, ngày tết Thanh Minh, ngày mùng 5 tháng 5.... Chính vì thế, bánh chưng đã đi vào đời sống của người dân như một biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, cho sự cố kết cộng đồng, cho tục thờ cúng tổ tiên, và văn hóa ẩm thực của người Việt liên quan tới văn minh nông nghiệp. Xưa nay, bánh chưng chưa được người dân Việt coi là một nghề thủ công, bởi chưa có làng nào có thể biến một loại văn hóa thành hàng hóa để có thu nhập phụ giúp cho nghề nông nghiệp. Những năm trở lại đây, cùng với một số làng nghề bánh chưng khác trên khu vự miền Bắc, làng Bờ Đậu bắt đầu manh nha làm nghề bánh chưng từ những năm 70 của thế kỷ 20. Làng Bờ Đậu xưa kia vốn là làng nông nghiệp thuần túy, nhưng với sự linh hoạt của người dân và vị trí thuận lợi nên một số người dân trong làng đã khéo léo biến bánh chưng thành một loại hàng hóa có giá trị. Từ một hai nhà đến nay làng Bờ Đậu đã có hơn 80 hộ chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang sản xuất và kinh doanh bánh chưng.

            Phát triển đến nay gần 40 năm, nghề bánh chưng đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi diện mạo đời sống nhân dân trong làng. Thu nhập của người làm nghề và nhưng người bị tác động bởi làng nghề tăng cao gấp 3- 4 lần làm nông nghiệp. Tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế của làng và trong các hộ gia đình. Theo đó, số hộ làm nông nghiệp giảm, số hộ làm nghề thủ công nghiệp và dịch vụ tăng cao. Chính cơ cấu lao động nông nghiệp trong hộ gia đình cũng thay đổi như: số lao động chuyển sang làm nghề kinh doanh và sản xuất bánh chưng cũng nhiều hơn. Sự phân công lao động cũng được làng nghề thực hiện rõ ràng, nổi lên hơn hẳn là vai trò của người phụ nữ trong việc phát triển và duy trì nghề làm bánh chưng ở làng. Hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, nhà cửa được xây dựng khang trang xứng tầm với một làng quê đang dần đô thị hóa. Hiện nay, việc phát triển nghề làm bánh chưng của Bờ Đậu nói riêng và các làng nghề bánh chưng trên toàn miền Bắc nói chung đã đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

 Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống đầu tiên về một làng có nghề làm bánh chưng ở Thái Nguyên. Đây sẽ là một công trình đóng góp vào kho tàng kiến thức về văn hóa, kinh tế - xã hội làng nghề và nghề thủ công nghiệp của cả nước. Luận văn nghiên cứu về sự hình thành, phát triển cùng những biến đổi về nhiều khía cạnh của làng nghề trong giai đoạn hiện nay, nhằm đi giải quyết bài toán: Định hướng và phát triển làng nghề trong những năm tới. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu mang tính mô tả và thực nghiệm để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

-  Nghiên cứu về phát triển của làng nghề tỉnh Thái Nguyên

- Nghiên cứu về các nghi lễ trong chu kỳ đời người của dân tộc Cao Lan – Sán Chí

- Tang ma và vai trò của thầy cúng của các dân tộc thiểu số ở trung du miền núi phía Bắc.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  Chưa có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Van Tien               2. Sex: Male

3. Date of birth: 11 – 07 – 1987          4. Place of  birth: Mỹ Đức – Hà Nội

5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH  Dated : 28/12/2012.

6. Changes in academic process:

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: “Making Chung cake in Bo Dau village, Co Lung Commune, Phu Luong district, Thai Nguyen Province”

8. Major: History  9. Code:  60 22 70

10. Supervisors: Associate Professor, Ph.D. Lam Ba Nam

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis:

My thesis is “Making Chung cake in Bo Dau village, Co Lung Commune, Phu Luong district, Thai Nguyen Province”. This is the first and serious research about Chung Cake village in Thai Nguyen province. In the traditional culture of Vietnamese people, Chung cakes is not only a common cake to eat, but it also plays an important role in the spiritual culture - which is a type of cake for worshiping in the occasions of festivals, ceremonies or Tet holoday such as Hung Vuong Festival, Tet Thanh Minh Day and so on. Therefore, Chung cake has been existed in the life of Vietnamese people as a sacred symbol of the nation for community solidarity, ancestor worship and Vietnamese cuisine culture related to agricultural civilization. Until now, Vietnamese people still do not consider making Chung cake as a a handicraft because no village can turn it into a kind of goods to earn money. In recent years, together with some Chung cake villages in the north of Vietnam, Bo Dau village has began making Chung cake since the 1970s of the 20th century. In the past, Bo Dau village was a pure agricultural village. However, with the flexibility of people and knowing how to take advantage of the convinient position of this place, they turned Chung cake into  a kind of valuable goods cleverly. Before, there were just one or two households making Chung cake. But now there are more than 80 households shifting from husbandry to making and trading Chung cake.

In addition, with the development of nearly 40 years, making Chung cake has contributed significantly to the change of the people’s lives in Bo Dau village. The incomes of Chung Cake makers and people affected by Chung cake village are 3- 4 times higher than in agriculture. Making Chung cake has many impacts on the change of  the economic structure and households in the village. Accordingly, the number of agricultural households reduces and the number of households engaged in handicrafts and services increase significantly. Also, the number of labors in the household engaging in the agriculture also changed. For example, many of households has switched to making and trading Chung cake. The division of labor was also made ​​clear with the woman's role in developing and maintaining the craft of making Chung cake. Infrastructure systems such as electricity, roads, schools, stations, and houses are built beautifully, deserving with a gradually urbanized village. Currently, the development of making Chung cake in the Bo Dau village in particular and many other Chung cake villages in the North in general has contributed to the preservation and promotion of national culture.

12. Practical applicability, if any: ...........................................................................................

13. Further research directions, if any: ..................................................................................

14. Thesis-related publications: ..............................................................................................

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây