Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Quàng Văn Băng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 03/4/1988
4. Nơi sinh: Sơn La
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu các giải pháp tổ chức hoạt động lưu trữ trong các trường chuyên nghiệp tỉnh Sơn La
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học Mã số: 60.31.02.06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đào Đức Thuận
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cơ bản sau:
CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀI LIỆU LƯU TRỮ HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP TỈNH SƠN LA
Nội dung chương 1, chúng tôi giải thích rõ một số thuật ngữ liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn như: thuật ngữ “ Tổ chức”, “ Hoạt động lưu trữ”, “Tổ chức hoạt động lưu trữ”, “ Trường chuyên nghiệp”; Ngoài ra, chúng tôi trình bày rõ thành phần, nội dung và ý nghĩa của tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động các trường chuyên nghiệp tỉnh Sơn La.
CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP HIỆN HÀNH VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LƯU TRỮ TRONG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP TỈNH SƠN LA
Trong chương 2, chúng tôi tiến hành nhận xét, đánh giá các biện pháp hiện hành về tổ chức hoạt động lưu trữ trên các nội dung: tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện hoạt động lưu trữ, xây dựng và ban hành các văn bản quản lý chỉ đạo hoạt động lưu trữ, tổ chức kho tàng và trang thiết bị cho hoạt động lưu trữ, tổ chức thực hiện hoạt động lưu trữ, đẩy mạnh công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động lưu trữ, vận dụng các quy trình ISO 9001: 2008 trong hoạt động lưu trữ các trường chuyên nghiệp tỉnh Sơn La.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LƯU TRỮ TRONG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP TỈNH SƠN LA
Nội dung chương 3, tác giả đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động lưu trữ trong các trường chuyên nghiệp tỉnh Sơn La. Đó là các giải pháp về nguồn nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Sản phẩm của đề tài có thể được sử dụng trong các trường chuyên nghiệp của tỉnh Sơn la trong việc tổ chức các hoạt động lưu trữ. Rộng hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện lý thuyết về tổ chức lưu trữ trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong phạm vi rộng hơn, các nghiên cứu sâu hơn có thể được thực hiện để làm rõ các phương pháp tổ chức hoạt động lưu trữ của các cơ sở giáo dục đào tạo ở Việt Nam
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Van Bang Quang 2. Sex: Male
3. Date of birth: April 3th, 1988 4. Place of birth: Son La
5. Admission decision number: 3215/2014/QD-XHNV-SDH, Dated 31 December 2014, of Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Proposing solutions to optimize the organization of archival activities in professional schools in the province of Son La.
8. Major: Archives Science Code: 60.32.03.01
9. Supervisors: Dr. Duc Thuan Dao
10. Summary of the findings of the thesis:
In the first chapter, we try to clarify some related terms i.e., “organization”, “archival activities”, “organization of archival activities”, “professional schools”. Besides, we also attempt to define the components, content and the values of archival documents created by the activities of professional schools in the province of Son La.
In chapter 2, we access the current solutions applied to organization of archival activities in professional schools in Son La in the fields of: organizational structrure and human resources working in archival field; storages and equipments used in the archives and the methods of controlling and evaluating the effects of archival activities; to some extent, we also evaluate the results of application of ISO 9001:2008 in the field of archives in Son La.
In the last chapter, we propose some applicable solutions in order to effectively organize the archival activities in professional schools in Son La. Those solutions can be related to human, financial and informational resources.
11. Practical applicability, if any:
The outcomes of the thesis can be applied to the organization of archival activities of professional schools in Son La in particular and other provinces in general. Further more, the thesis results can be used to contribute to the completion of the theories of organization the archival in educational institutions in Vietnam.
12. Further research directions, if any:
In a broader perspective, further research can be conducted to investigate the organizational methods of archives of the educational institutions in Vietnam.
13. Thesis-related publications: None.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn