TTLV: Quan hệ Nhật Bản - Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay

Thứ sáu - 16/12/2016 04:00

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Quang Cường                   

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/4/1981

4. Nơi sinh: Thanh Liêm, Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ/XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ Nhật Bản - Philippines từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế               Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Trần Khánh, nghiên cứu viên cao cấp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Từ sau Chiến tranh Lạnh, tình hình thế giới có những thay đổi hết sức nhanh chóng, trật tự thế giới đa cực đang hình thành rõ rệt, trong đó Nhật Bản đang nỗ lực phục hồi và duy trì vị trí cường quốc về kinh tế, cũng như cố gắng trở thành nước lớn về chính trị và quân sự. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, các khu vực trên thế giới nhằm khẳng định vị trí, vai trò tại khu vực, cũng như cạnh tranh với Trung Quốc bằng chính sách ngoại giao đa phương và củng cố quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ.

Việc Nhật Bản chuẩn bị dư luận sửa đổi Hiến pháp năm 1947, nhằm tăng cường sức mạnh cho liên minh Nhật - Mỹ, hỗ trợ chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương là một trong những động thái nhằm củng cố liên minh này. Theo đó, “quyền phòng vệ tập thể” bên ngoài lãnh thổ được thể hiện trong Luật an ninh mới (Quốc hội Nhật Bản thông qua vào tháng 9/2015) được Nhật Bản xác định không chỉ đối với đồng minh Mỹ mà còn với những quốc gia Đông Nam Á khác, như: Philippines, Malaysia, Indonesia… Qua đó, giúp Nhật Bản thuận lợi hơn trong việc cạnh tranh với Trung Quốc, khẳng định vai trò nước lớn tại khu vực, cũng như tiến tới trở thành “cường quốc bình thường”- một cường quốc về kinh tế, quân sự và chính trị.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, Nhật Bản và Philippines đã phát triển quan hệ gần gũi hơn trong thời gian qua bất chấp lịch sử quan hệ giữa hai nước. Sự hội tụ các lợi ích địa-chiến lược và kinh tế đã giúp cả Nhật Bản và Philippines vượt qua những ký ức cay đắng trong quá khứ và xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mới đầy sôi động. Hai nước đã trở nên gần gũi với nhau hơn nhờ các mối quan hệ sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế và quốc phòng có nhiều tiến triển.

Trong bối cảnh Nhật Bản tăng cường hợp tác với Philippines, nhất là việc tích cực can dự vào vấn đề Biển Đông, mà Việt Nam và Philipines là những nước có lợi ích ở Biển Đông, điều đó sẽ buộc Trung Quốc phản ứng theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có cả việc tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực để giữ và phát huy ảnh hưởng của mình ở khu vực.   Theo đó, cả Nhật Bản và Trung Quốc sẽ đều tích cực tham gia vào các cơ chế hiện có  của

ASEAN, các sáng kiến đa phương, hỗ trợ về kỹ thuật và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, cách tiếp cận của Nhật Bản cũng tạo ra một số thách thức. Quan điểm, mối quan hệ với Nhật Bản và Trung Quốc của các quốc gia ASEAN nói chung và Philippines nói riêng là khác nhau. Chính sự khác biệt này có thể sẽ tạo ra sự chia rẽ trong nội khối ASEAN, cản trở sự đoàn kết nội khối trong giải quyết các vấn đề khu vực, nhất là vấn đề Biển Đông.

Trong tương lai, quan hệ kinh tế và quốc phòng giữa Nhật Bản và Philippines sẽ tăng tiến mạnh mẽ hơn nữa, căn cứ vào những cam kết từng được hai bên đưa ra như thỏa thuận về việc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng, tăng cường đào tạo và tập trận song phương và đa phương, cũng như những cam kết mà hai nước đã thỏa thuận trong chuyến thăm Nhật  Bản (10/2016) của Tổng thống Duterte.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu kham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Quang Cuong                  2. Sex: Male

3. Date of birth: 19/4/1981                         4. Place of  birth: Ha Nam Province

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ/XHNV-SĐH dated 31/12/2014, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi (VNU)

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: “Japan-Philippines relationship since the cold war to now”

8. Major: International relations                     Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Tran Khanh, Professor-PhD

10. Summary of the findings of the thesis:

Since the Cold War, the world situation has changed very fast, multi-polar world order is forming markedly, in which Japan is trying to recover and maintain a position of economic power as well as the country tries to become major political and military. Besides, Japan is also actively expanding diplomatic ties with other countries and regions of the world in order to strengthen its position and role in the region, as well as competition with China in multiple foreign policy methods and strengthen the strategic alliance with the US.Japan to prepare public opinion to amend the Constitution in 1947, aimed at strengthening the alliance for Japan - the US, supporting the strategy of "rebalancing" of the US in Asia - Pacific region is one of the moves to strengthen this alliance. Accordingly, "the right to collective self-defense" outside the territory are presented in the New Security Law (the Japanese Parliament passed in June 9/2015) is Japanese for determining not only the US but also with allies the other Southeast Asian countries, including the Philippines, Malaysia, Indonesia ... Thereby, more favorable Japanese help in competing with China, confirming the role large countries in the region, as well as towards becoming " normal powers "- an economic powerhouse, military and political.Since the end of the Cold War to the present, Japan and the Philippines have developed closer ties in recent years in spite of the history of relations between the two countries. The convergence of geo-strategic interests and the economy was dominated by both Japan and the Philippines to overcome the bitter memories of the past and build partner relationships exciting new strategy. The two countries have become closer to each other to than through to now extensive relationships across all fields, especially economic cooperation and defense are more progressive.

In the context of Japan to strengthen cooperation with the Philippines, especially the active involvement in the South China Sea, which Vietnam and the Philippines are the countries with interests in the South China Sea, it will force China react much different directions, including the strengthening of cooperation in all areas to keep and promote its influence in the region. Accordingly, both Japan and China will actively participate in the mechanisms of ASEAN, multilateral initiatives, technical support and contribute to the economic development of ASEAN countries. However, besides the opportunity, the Japanese approach also creates some challenges. Perspective, relations with Japan and China of ASEAN countries in general and the Philippines in particular is different. The main difference is likely to create divisions within ASEAN, hindering intra solidarity in solving regional issues, especially the South China Sea issue.

In the future, economic relations and defense between Japan and the Philippines will grow even stronger progress, based on the commitments had been made as the two sides agreed on the transfer of technology and defense equipment , enhanced training and exercises bilateral and multilateral, as well as the commitment that the two countries agreed during a visit to Japan (10/2016) of President Duterte.

11. Practical applicability:

The thesis could be used for reference for research, teaching on international relations.

12. Further research directions:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây