TTLV: Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phần cơ thể người trong tiếng Lào có so sánh với tiếng Việt.

Thứ hai - 16/01/2017 00:49

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Mouksikham KHEMDY

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/03/1987

4. Nơi sinh: Sayaboury, Lào

5. Quyết định công nhận học viên số: 2647/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày  14 tháng 11 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phần cơ thể người trong tiếng Lào có so sánh với tiếng Việt.

8. Chuyên ngành : Ngôn  ngữ học               Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hồng Hạnh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương, có những nét giao thoa, tương đồng trong văn hoá hai nước. Trong đó được thể hiện rất rõ qua kho tàng thành ngữ, tục ngữ của hai dân tộc. Thành ngữ được coi là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ thông thường, nó là kết quả của óc sáng tạo của nhân dân lao động mỗi nước, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, phản ánh những giá trị tinh thần, tình cảm, những triết lý nhân sinh về cuộc sống, nó là một bộ phận góp phần xây dựng nên nét văn hoá đặc trưng trong bản sắc văn hoá của mỗi nước. Qua nghiên cứu đề tài “Khảo sát  thành ngữ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Lào có so sánh với tiếng Việt”, luận văn đã rút ra một số kết luận sau:

(1). Trong tiếng Lào, cả thành ngữ và tục ngữ đều được gọi chung là “xú pha xịt", còn trong tiếng Việt, thành ngữ và tục ngữ được phân biệt khá rõ nét. Cả hai thành ngữ đều có cấu tạo là một ngữ, một cụm từ cố định, và chủ yếu đúc kết những bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống từ tình cảm gia đình, xã hội, cuộc sống lao động, đến các vấn đề khác. So với thành ngữ Việt thì thành ngữ Lào có kết cấu đơn giản hơn.

(2). Qua khảo sát, luận văn thống kê được 249/gần 1500 thành ngữ Lào có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, bao gồm những trường hợp chứa 1 đến 3 từ chỉ bộ phận cơ thể, trong đó chủ yếu là các thành ngữ có chứa 1 từ chỉ bộ phận cơ thể người (61.4%).

Trong số 249 thành ngữ được thống kê có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể thì xuất hiện 36 bộ phận cơ thể người được nhắc đến trong thành ngữ Lào, với 314 lần gọi tên. Các bộ phận được nhắc đến nhiều nhất là: Nạ (mặt); Tà (mắt); Hủa (đầu); Chày (lòng); Khổn (lông); Tin (chân); Pạc (miệng, mồm, mép); Thoọng (bụng); Lẳng (lưng); Hủ (tai). Trong đó các bộ phận xuất hiện nhiều nhất hầu hết là các bộ phận phần đầu và là bộ phận bên ngoài cơ thể.

Về mặt cấu tạo, thành ngữ Lào được cấu tạo từ ít nhất 3 âm tiết trở lên. Trong đó số lượng thành ngữ có từ 6 âm tiết trở lên chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 54.6%.

Về mặt ngữ nghĩa, đa số câu thành ngữ Lào đều mang nghĩa biểu trưng, số lượng thành ngữ mang nghĩa đen rất ít. Trong đó chỉ có 31 thành ngữ mang nghĩa đen, chiếm 12.4%, và có đến 218 câu thành ngữ mang nghĩa bóng, hay nghĩa biểu trưng, chiếm 87,6%.

(3). Về tính ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ Lào, trong số 249 thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người có tất cả 36 bộ phận cơ thể - là ý niệm nguồn của phép ẩn dụ trong thành ngữ Lào. Tính ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể của Lào được thể hiện dưới các ý niệm nguồn và ý niệm đích.

(4). Đối chiếu thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào và tiếng Việt cho thấy:

Thành ngữ của hai nước có nhiều nét tương đồng, nhưng cũng có những nét khác biệt. Đa số các từ chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong thành ngữ Lào đều có trong thành ngữ Việt. Bên cạnh đó do đặc điểm về hoàn cảnh sống, về cách tư duy, cách nghĩ, cách nhìn khác nhau của nhân dân mỗi nước nên cũng có một số từ chỉ bộ phận chỉ xuất hiện trong thành ngữ Lào, hoặc chỉ xuất hiện trong thành ngữ Việt. Về mặt cấu tạo, có những  thành ngữ Việt có cấu tạo và cách dùng từ tương đồng với thành ngữ Lào.

Xét tính ẩn dụ cho thấy thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Lào và tiếng Việt có những nét tương đồng về ý niệm nguồn, ý niệm đích. Tuy nhiên mặt khác, có những ý niệm nguồn, ý niệm đích trong thành ngữ Lào, thành ngữ Việt mang đặc trưng riêng, phản ánh đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc. Qua đó cho thấy được bên cạnh những nét tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt của người dân hai nước Lào - Việt, thì mỗi nước đều có những nét đặc trưng riêng.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Mouksikham KHEMDY           2. Sex: Female

3. Date of birth:  March 8, 1987                   4. Place of  birth:  Sayaboury province, LAO PDR.

5. Admission decision number: 2647/2014/QĐ-XHNV-SĐH  November 14, 2014 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.    Dated: November 14, 2014

6. Changes in academic process: (None)

7. Official thesis title: Survey on idioms implying body parts in Lao language in comparison with Vietnamese language.

8. Major: Linguistics                                      Code: 60.22.02.40

9. Supervisors: Dr. Tran Thi Hong Hanh

10. Summary of the findings of the thesis:

Vietnam and Laos are the multi-ethnic countries with long-time development history in the Indochinese Peninsula, thus two countries’ cultures have the similarities and interferences. These characteristics are shown clearly through idioms and proverbs of two countries. The idiom is considered as the indispensable part in normal language, it is derived from the creative mind of laborers in each country, and it reflects the daily living lives of inhabitants, the spiritual values, sentiments and life philosophies, it also contributes into building a specific culture in cultural character of each country. Through researching the thesis “Survey on idioms implying body parts in Lao language in comparison with Vietnamese language”, the thesis withdraws several conclusions, as follows:

(1). In Lao language, both idiom and proverb are called as “xu pha xit”, whereas in Vietnamese language, the idiom and proverb are distinguished rather clearly. The idioms of two countries are constituted from one word, a fixed phrase, and mainly summarize lessons and experiments derived from life, family sentiment, society, working life and other issues. In comparison with Vietnamese idioms, Lao idioms have more similar structure.

(2). Through surveying, the thesis reckons up 249/ nearly 1500 Lao idioms containing words on body parts, including idioms of 1 – 3 words implying body parts, in which mainly idioms covering 1 word implying body parts (61.4%).

Among 249 idioms containing words on body parts, 36 body parts are mentioned in Lao idioms, and 314 times of calling names are reckoned up. The body parts which are mentioned most include: Na (face); Ta (eye); Hua (head); Chay (soul); Khon (hair); Tin (leg); Pac (mouth); Thoong (stomatch); Lang (back); Hu (ear). In which, the body parts which appear most popularly are parts on head and parts inside the body.

In term of structure, Lao idioms are constituted from at least 3 syllables and above. In which, the idioms containing 6 syllables and above occupy the highest rate of 54.6%.

In term of semantics, almost Lao idioms have the figurative sense, few idioms have the literal sense. In which, there are 31 idioms with literal sense, occupying 12.4% and 218 idioms with figurative sense, occupying 87.6%.

(3). The Lao idioms containing words on body parts use the metaphor. In which, 249 idioms containing 36 body parts – they are the source notion of metaphor in Lao idioms. The metaphor in idioms containing body parts of Lao is presented through source notions and target notions.

(4). The comparison between idioms on body parts in Lao language and Vietnamese language shows:

The idioms of two countries have many similarities, but they also have several differences. Almost words implying body parts, which appear in Lao idioms, are also used in Vietnamese idioms. In addition, because of characteristics on living conditions, thinking ways, looking ways are different between inhabitants of two countries, several words implying body parts only appear in Lao idioms or in Vietnamese idioms. About structure, several Vietnamese idioms have similar structure and usage as Lao idioms.

Considering the metaphor, the idioms containing words on body parts in Lao language and Vietnamese language have similarities on source notions and target notions. However, on the other hand, many source notions and target notions in Lao idioms and Vietnamese idioms have private characteristics that reflects the cultural characteristics of each nation. So that, we can see beside similarities in culture and lives of inhabitants in Lao and Vietnam, each country has its private characteristics.

11. Practical applicability:

12. Further research directions:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây